yếu tố tâm-nhất-điểm (ekaggatārammana), tức trạng thái hợp nhất của tâm về
một điểm.
Bây giờ, nếu nói theo cách diễn tả về tầng thiền định thứ nhất (Nhất Thiền),
thì nó phải gồm có 5 yếu tố: tầm, tứ, hỷ, lạc, sự nhất-điểm (vitakka, vicāra, pīti,
sukha, ekaggatā). Vậy tầng thiền định thứ hai (Nhị Thiền) thì ra sao? Khi tâm
càng lúc càng vi tế hơn thì lúc này yếu tố tầm và tứ (vitakka và vicāra) bị coi là
thô tế hơn, cho nên chúng bị chê và bị loại bỏ khỏi tâm, chỉ còn lại các 3 yếu tố
(hỷ, lạc và sự nhất-điểm của tâm (pīti, sukha và ekaggatā). Đây là điều mà tâm tự
nó làm, chúng ta không cần phải dự đoán này nọ gì về điều đó, chúng ta chỉ cần
biết rõ mọi sự đúng như chúng diễn ra là được.
Rồi đến khi tâm càng trở nên vi tế hơn nữa, đến này thì yếu tố hỷ (pīti) cũng
bị loại bỏ, chỉ còn lại 2 yếu tố sukha và ekaggatā (lạc và sự nhất-điểm), và chúng
ta ghi nhận sự việc diễn ra như vậy. Lúc này đạt đến tầng thiền định thứ ba (Tam
Thiền). Nhưng yếu tố hỷ (pīti) biến đi đâu vậy? Nó chẳng biến đi đâu cả, đó chỉ
là do cái tâm càng lúc càng trở nên vi tế hơn nữa nên nó tự loại bỏ những phẩm
chất đã trở nên quá thô tế đối với nó. (Đó là tiến trình tiến lên vi tế hơn của tâm
và tự loại bỏ những thứ thô tế hơn nó, xảy ra trong các tầng thiền định từ thấp lên
cao. Càng lên cao nó càng loại bỏ thêm cho đến khi nó loại bỏ hết các yếu tố thô
tế hơn nó).
Rồi khi tâm càng lúc càng trở nên vi tế hơn nữa, nó tiếp tục loại bỏ bất cứ
thứ gì thô tế hơn nó cho đến khi nó đạt đến đỉnh-cao của sự vi tế; lúc này trong
kinh sách gọi là tầng thiền định thứ tư (Tứ Thiền), đó là tầng thiền định (jhāna)
sắc giới cao nhất. Đến tầng này, tâm đã từ từ tiến lên loại bỏ bất cứ thứ gì thô tế
hơn nó, và lúc này chỉ còn lại 1 yếu tố là sự nhất-điểm của tâm (ekaggatā) và có
thêm một yếu tố mới là sự buông-xả (upekkhā). Đến đây là dứt, không còn tiến
thêm nữa, đây là giới hạn.
Khi tâm phát triển những tầng thiền định nó phải tiến triển theo cách này,
nhưng trước nhất hãy để chúng ta hiểu rõ những căn-bản của việc tu tập. Chúng
ta muốn làm cho tâm tĩnh tại, nhưng nó không tĩnh tại. Cách tu tập kiểu đó là còn
tham muốn (muốn tâm tĩnh tại theo ý mình), nhưng chúng ta thường không nhận
ra chỗ này. Chúng ta có tham muốn được tĩnh lặng. Tâm vốn đang bị động vọng
mà ta còn quấy động thêm bằng sự ‘muốn làm cho nó tĩnh tại’. Chính cái sự
muốn đó là nguyên nhân. Chúng ta không thấy được sự muốn làm tâm tĩnh tại là