Khi yếu tố hỷ (pīti) khởi sinh, người tu cảm giác một niềm vui sướng không
thể tả được, chỉ có người nào trải nghiệm nó mới biết được nó như thế nào. Rồi
yếu tố hạnh phúc, tức yếu tố lạc (sukha) khởi sinh, và tính chất hợp-nhất- điểm
của tâm cũng có mặt. Lúc này có đủ mặt năm yếu tố tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất-điểm
(vitakka, vicāra, pīti, sukha, và ekaggatā). Tất cả 5 yếu tố này cùng hội tụ về một
nơi. Mặc dù là những tính chất khác nhau nhưng tất cả chúng đều hợp về một
nơi, và chúng ta có thể nhìn thấy tất cả chúng ở đó, như nhìn thấy nhiều loại trái
cây trong một cái tô. Năm yếu tố vitakka, vicāra, pīti, sukha và ekaggatā—chúng
ta có thể nhìn thấy tất cả chúng trong một cái tâm, tất cả 5 tính chất đó. Nếu có ai
hỏi: ''Vitakka là sao, vicāra là sao, pīti và sukha là sao?..'', thì có lẽ rất khó trả lời,
nhưng khi chúng nó hội tụ trong tâm chúng ta sẽ tự mình nhìn thấy được chúng ra
sao.
Đến lúc này thì sự tu tập của chúng ta đã đến mức độ chuyên biệt rồi. Chúng
ta phải có sự chánh-niệm và sự tỉnh- giác về mình và không để mất chính mình.
(Luôn ý thức rõ, luôn rõ biết về mình). Hiểu biết mọi sự đúng như chúng là. Đây
là những giai đoạn của thiền, là tiềm năng của cái tâm. Đừng nghi ngờ bất cứ
điều gì về sự thiền tập. Ngay cả khi ta (có thấy như) bị lún xuống đất hay đang
bay trên trời, hay thậm chí thấy ''chết đơ'' khi đang ngồi...thì cũng đừng nghi ngờ
gì về điều đang diễn ra. Dù tâm có ra sao, tốt hay xấu hay bất cứ là gì...chỉ cần an
trú với sự-biết. Đây là nền tảng của chúng ta: Luôn luôn có chánh niệm (sati) và
sự tỉnh giác về mình (sampajañña), dù đang ngồi, đang đứng, đang đi, hay đang
nằm. Dù bất cứ sự gì khởi sinh, cứ để mặc nó, chỉ quan sát nó, đừng chấp vào nó,
đừng dính theo nó. Dù đó là thích hay ghét, sướng hay khổ, nghi ngờ hay chắc
chắn... cứ quán sát bằng vicāra (tứ) và đo lường kết quả của những trạng thái đó.
Đừng cố đặt tên dán nhãn cho bất cứ trạng thái nào khởi sinh, chỉ cần biết rõ nó.
Nhìn thấy rõ rằng: tất cả mọi thứ khởi sinh trong tâm đều chỉ là những cảm nhận.
Chúng luôn luôn biến đổi. Chúng khởi sinh, có mặt và biến qua. Tất cả chúng chỉ
là vậy, chúng không có một cái tự tính nào, không có gì là như cái ‘ta’ hay là ‘ai’
cả, chúng cũng chẳng phải là cái ‘chúng ta’ hay ‘chúng nó’ nào cả. (Không là ‘cái
gì’ cả, không là ‘ai’ cả, chẳng là gì cả, chỉ là thứ phù du thoáng qua). Chúng
chẳng đáng gì để ta chấp hay dính vào, chẳng cái nào đáng để ta bận tâm.
Khi chúng ta nhìn thấy tất cả các thành tố sắc và danh (rūpa và nāma)
theo
cách như vậy bằng trí tuệ hiểu biết, thì chúng ta sẽ nhìn thấy được những lối mòn