cuối cùng bạn chẳng làm được cái cán dao nào đẹp đâu''.
Bạn sẽ chẳng đạt được
gì và cuối cùng cũng bỏ cuộc mà thôi.
Nhiều người cứ như vậy. Khi nào đến lúc đi thiền, họ cố tập đi mười lăm
ngày liền. Họ thậm chí bỏ ăn luôn, chỉ lo đi thiền. Khi đi đã xong, họ lăn ra ngủ.
Họ chẳng bao giờ suy xét trước khi thực hành điều gì. Cuối cùng, kiểu tu nào
cũng chẳng thích hợp. Làm tu sĩ cũng chẳng hợp, làm cư sĩ hay pa-kow cũng
không hợp... rốt cuộc họ chẳng tu được gì.
Những người như vậy chẳng biết tu là gì, họ không nhìn vào những lý do tu
tập, họ không hiểu lý tu hành là chỗ nào. Hãy suy xét về cách mình sắp sửa áp
dụng để tu. Người xưa dạy sự tu tập là để giục-bỏ. Tâm thì muốn thương muốn
ghét người này người nọ... những tâm tính đó luôn khởi sinh, nhưng đừng coi
chúng là thực hay là cái ‘gì’ cả. Vậy chúng ta tu tập để làm gì? Đơn giản là để
chúng ta từ bỏ tất cả mọi thứ đó. Ngay cả khi bạn có đạt được sự bình an, cứ giục
bỏ sự bình an đó, (đừng quan trọng nó là gì cả, bởi trước sau gì nó cũng thay đổi
thôi mà). Nếu sự hiểu biết (tri kiến) nào có khởi sinh, ta giục bỏ sự hiểu biết đó,
(đừng ôm giữ nó như cái gì quý giá). Nếu biết thì ta biết, nhưng nếu cứ lấy sự
biết đó là ‘của ta’, thì bạn sẽ nghĩ bạn biết thứ gì đó. Rồi bạn lại nghĩ mình biết
hơn người khác, mình ngon hơn họ, (ngay đây lại dính vào bẫy ‘cái ta’). Rồi bạn
sẽ không sống được ở đâu, ở đâu bạn sống cũng gặp khó khổ, khó chịu. Nếu bạn
tu sai đường thì cũng như không tu gì cả.
Tu theo khả năng của mình. Các thầy ngủ nhiều không? Vậy hãy cố kiềm
chế bớt lại. Các thầy có ăn nhiều không? Vậy hãy cố ăn ít lại. Cần tu bao nhiêu
cứ tu bấy nhiêu, lấy giới, định, tuệ (sīla, samādhi, paññā) như đã học làm căn bản
tu tập. Rồi cũng nên tu giữ 13 giới kiêng khổ đầu-đà (dhutanga). Những điều
kiêng cữ trong đó là để đào sâu vào các tính ô nhiễm của chúng ta. Để nhổ tận
gốc những ô nhiễm, chúng cần nên tu luôn 13 giới kiêng khổ đó để triệt để tiêu
diệt cái gốc tham ăn, tham ngủ, và phóng dật của mình.
Việc tu giữ theo các giới cấm dhutanga là thực sự rất hữu ích. Nhiều người
không tiêu diệt nỗi các ô nhiễm bằng các giới luật căn bản (sıla) và định lực
(samādhi) của mình, nên họ cần phải nhận thêm các điều giới kiêng khổ
dhutanga này để tu tập thì mới tiêu diệt nỗi những ô nhiễm đó. Việc tu tập theo
các giới kiêng khổ đó, còn gọi là giới hạnh Đầu-đà (HV), có thể giúp cắt bỏ nhiều
thứ ô nhiễm trong tâm. Ví dụ, giới ‘sống dưới gốc cây’... Sống dưới gốc cây thì