LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 572

đến sự không chắc chắn thì không phải là lời nói của một người tu hành. Hãy nhớ
lấy điều này!. Vì đối với người có trí thì họ không cần phải tu tập chỗ này nữa.
Khi nhìn thấy hay nghe thấy điều gì, khi cảm thấy vui hay buồn, ta chỉ cần nói:
''Điều này không chắc!''. Cứ nói mạnh miệng với mình như vậy. Đừng đặt sự gì
lên cao, đừng quá coi trọng sự gì, cứ ‘đè thấp’ mọi sự xuống bằng câu ‘thần chú’
đó!.
Ngay điểm này là điểm quan trọng. Ngay điểm này là nơi những ô nhiễm
chết đi. Ngay điểm này người tu không được bỏ qua, không được quên.

Nếu người tu không coi trọng điểm này thì người đó chỉ có thể trông chờ

khổ đau mà thôi, họ chỉ đi sai đi lạc mà thôi. Nếu người tu không lấy điểm này
làm nền-tảng cơ-sở để tu tập thì người tu sẽ tu sai lạc...Nếu đã lạc rồi thì sau này
người tu có thể quay lại ngay điểm này, bởi lý tu chỗ này rất hay, là thực sự đúng
đắn.

Thực ra cái Giáo Pháp đích thực—cái cốt lõi của những lời tôi nói bữa nay--

là không có gì huyền bí. Những gì chúng ta trải nghiệm đơn giản chỉ là các sắc,
chỉ là cảm giác, chỉ là nhận thức, chỉ là ý nghĩ, và chỉ là tâm thức [sắc, thọ, tưởng,
hành, thức]. Đó chỉ là những tính chất cơ bản như vậy, nên làm gì có sự chắc
chắn hay có tự tính cố định nào bên trong chúng?

Nếu chúng ta đi đến hiểu biết bản chất tự nhiên của mọi thứ như vậy thì

nhục dục, sự mê muội và những ràng buộc sẽ phai biến mất. Vì sao chúng phai
biến? Bởi do chúng ta hiểu rõ, do chúng ta biết rõ. Chúng ta chuyển hóa từ vô
minh qua hiểu biết, từ ngu mờ qua sáng tỏ. Sự hiểu biết hay trí tuệ này được sinh
ra từ sự ngu mờ vô minh, sự biết sinh ra từ sự không biết, sự tinh khiết sinh ra từ
sự ô nhiễm. Nó xảy ra theo cách như vậy đó.

Đừng bỏ quên lẽ vô-thường, aniccam—đó chính là Phật—đó là ý nghĩa khi

nói rằng Phật vẫn còn sống. Nếu nói Phật đã qua đời nhập vào Niết-bàn gì gì đó
là chưa thực đúng pháp. Trong một ý nghĩa sâu sắc hơn, Phật đang còn sống.
Điều này cũng giống như cách chúng ta định nghĩa chữ ''Tỳ kheo'' (Bhikkhu). Nếu
chúng ta định nghĩa Tỳ kheo là người khất thực hay ''khất sĩ''

158

thì nghĩa rất vô

chừng.

Chúng ta có thể định nghĩa như vậy, nhưng dùng định nghĩa này hoài thì

cũng không tốt lắm—chúng ta không biết khi mới hết xin ăn! Nếu gọi một cách

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.