sâu sắc hơn, chúng ta có thể định nghĩa rằng: ''Tỳ kheo là người nhìn thấy sự
hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử''.
Nghe sâu sắc hơn phải không? Nó khác định nghĩa chung, nó mang ý nghĩa
thâm sâu hơn. Việc tu hành cũng như vậy. Nếu bạn không hoàn toàn hiểu biết về
nó, nó sẽ trở thành khác đi. Việc tu hành là vô giá, nó trở thành nguồn gốc của sự
bình an.
Khi chúng ta có sự chánh niệm (sati), chúng ta đến gần Giáo Pháp. Nếu
chúng ta có chánh niệm, chúng ta nhìn thấy tính vô thường (aniccam) của tất cả
mọi thứ. Chúng ta sẽ nhìn thấy Đức Phật và vượt khỏi khổ đau của vòng sinh tử,
nếu không làm được bây giờ thì cũng làm được một lúc nào đó sau này.
Nếu chúng ta giục bỏ các phẩm hạnh của những bậc Thánh Nhân, của Phật
hay của Giáo Pháp, thì sự tu hành của chúng ta sẽ trở nên cằn cỗi và không kết
quả. Chúng ta phải duy trì sự tu tập một cách đều đặn, dù chúng ta đang ngồi,
đang đi hay đang nằm. Khi mắt nhìn thấy hình sắc, tai nghe thấy âm thanh, mũi
ngửi thấy mùi hương, thân trải nghiệm một cảm nhận... trong tất cả mọi cảm
nhận, đừng bỏ quên Phật, đừng rời xa Phật.
Ai làm được như vậy thì người đó đã đến gần Phật, trở thành người tôn kính
Phật một cách đều đặn. Chúng ta có những nghi lễ để tôn kính Phật, chẳng hạn
như lễ tụng kinh buổi sáng, chúng ta tụng: Kính lễ Đức Thế Tôn, bậc A-la-hán,
bậc Chánh Đẳng Chánh Giác...[Namo Araham Sammā SamBuddho Bhagavā...].
Đây là một cách tôn kính Phật, nhưng đây không phải là cách tôn kính Phật một
cách sâu sắc theo cách tôi đã nói. Chỗ này tương tự như cách gọi chữ ''Tỳ kheo''
là ''khất sĩ'' vậy, gọi vậy giống như họ cứ suốt đời chỉ biết đi xin ăn chứ chẳng
được làm việc gì hay ho to tát hơn...; định nghĩa như vậy là ‘chết’ luôn cái tên
‘Tỳ kheo’ rồi. Cách định nghĩa tốt nhất đó là: “Tỳ kheo là người nhìn thấy sự
hiểm nguy của vòng luân hồi sinh tử”.
Giờ thì việc tôn kính Phật cũng giống vậy. Nếu tôn kính Phật chỉ bằng cách
tụng một tràng tiếng Pali trong lễ tụng kinh buổi sáng và buổi chiều như vậy là
chưa đủ sâu sắc; đọc tụng như vậy cũng giống như gọi Tỳ kheo chỉ là khất sĩ vậy.
Chúng ta cần phải ngã hẳn (tâm mình) theo hướng của lẽ-thực “vô thường, khổ,
và vô ngã” [annicam, dukkham, anattā: mọi thứ đều luôn thay đổi, bất toại
nguyện, và không có chủ thể hay tự tính gì cả]. Chúng ta phải luôn tâm niệm rõ
rệt về cái lẽ-thực này của sự sống ngay mỗi khi mắt nhìn thấy hình sắc, tai nghe