cần phải nghi ngờ về ai hay ưu ái ai. Nếu có sân giận hay bực tức khởi sinh, cứ để
mặc chúng trong tâm, nhưng phải nhìn thấy chúng một cách rõ ràng!
Cứ liên tục nhìn vào những điều đó. Chừng nào còn thứ gì thì có nghĩa
chúng ta còn cần phải đào nó lên và nghiền nát nó ngay tại đó. Một số thầy than
rằng: ''Tôi không thể cắt bỏ nó, tôi làm không nỗi''— nếu chúng ta cứ than như
vậy thì rốt cuộc chúng ta chỉ là một đống toàn kẻ vô dụng, bởi chẳng có ai có thể
cắt bỏ những ô nhiễm của chính mình.
Các thầy phải cố gắng. Nếu vẫn chưa bứng bỏ được thì hãy đào sâu thêm.
Đào ngay những ô nhiễm đó, nhổ hết gốc chúng lên. Cứ phải đào moi gốc rễ nó
lên cho dù việc đó rất khó và cần phải làm thật nhanh nhạy. Giáo Pháp không
phải là thứ có thể đạt đến bằng cách chạy theo những tham muốn của mình. Tâm
của bạn có thể đi một đằng, còn sự thật nằm ở một nẻo. Chúng ta cần phải nhìn
kỹ đằng trước, quan sát kỹ đằng sau. Bởi vậy nên tôi mới luôn nói: ''Tất cả mọi
thứ đều không chắc chắn, tất cả đều vô thường''.
Lẽ thật của sự “không chắc chắn”, đây là một lẽ thực ngắn gọn và đơn giản,
nhưng nó thực là sâu sắc và hoàn hảo, là một chân lý- nhưng người ta thường hay
làm ngơ nó. Họ có thói tâm nhìn mọi thứ một cách khác đi, khác với sự thật. Đối
với người tu, đừng nên chấp tốt, đừng nên chấp xấu. Đừng chấp thiện, đừng chấp
ác. Đừng chấp khổ, đừng chấp sướng. Đó là những thuộc tính của thế gian.
Chúng ta tu hành để thoát khỏi thế gian mà, bởi vậy chúng ta không chấp vào
những điều đó mà phải đưa chúng đến chỗ chấm-dứt. Đức Phật đã dạy chúng ta
phải bỏ chúng xuống, từ bỏ chúng, dẹp bỏ đối đãi về chúng, bởi chúng chỉ toàn
gây ra khổ đau mà thôi.