79
Chuyển Hóa Vượt Lên Trên
Khi nhóm năm người bạn tu khổ hạnh
từ bỏ Đức Phật, Phật nhìn thấy đó
là một dịp may, bởi từ đây Phật có thể tự mình tiếp tục tu tập theo cách của mình
mà không bị cản trở. Có năm người tu khổ hạnh với mình, mọi thứ không thực
yên ổn, Phật phải có nhiều trách phận với họ. Và giờ họ đã tẩy chay Phật bởi họ
cảm thấy Phật lơ là việc tu hành xác và bắt đầu chuyển qua hướng khác. Trước đó
Phật đã quyết tâm tu kiểu khổ hạnh và hành xác bản thân. Trong sự ăn uống ngủ
nghỉ, Phật đã hành hạ bản thân mình một cách khắc nghiệt. Nhưng đã đến lúc, đã
đến lúc nhìn thẳng vào sự tu hành kiểu đó, Phật thấy cách tu đó chẳng mang lại
lợi lạc hay kết quả gì tốt. Đó chỉ là do cách nhìn tà kiến, tu chỉ vì cái ‘ta’ và vì sự
dính chấp. Với cách tu như vậy Phật đã nhận lầm những giá trị thế tục và nhận
lầm mình là sự thật.
Ví dụ, nếu ai quyết định dấn thân vào những hành vi hành xác khổ hạnh chỉ
để được tiếng khen thì kiểu tu tập đó hoàn toàn chỉ là ''thế tục'', để được danh
tiếng và được người ta nể phục. Tu tập kiểu đó thì được gọi là ''lầm lẫn cách thế
tục với cách của sự thật chân lý''. (Cách hành xác để tìm ra sự thật là cách không
đúng đắn).
Một cách khác của kiểu tu này là ''nhận lầm quan điểm của mình là sự thật,
chân lý''. (Quan điểm riêng của một người thế tục khó có thể là chân lý). Họ chỉ
tin vào họ, chỉ tin vào cách tu của nhóm họ. Dù ai có nói gì họ cũng cứ dấn thân
vào cách tu khó hiểu đó. Họ không xem xét cẩn thận việc tu tập như vậy là gì.
Điều đó được gọi là ''nhận lầm bản thân mình là sự thật, chân lý''.
Dù bạn có nhận lấy thế gian hay bản thân mình là sự thật hay chân lý thì
cũng đều là sai, đó cũng chỉ là một sự chấp thủ mù quáng. Đức Phật đã nhìn ra
điều đó và thấy nó “chẳng dính líu gì đến chân lý hay Giáo Pháp”, đó chẳng phải
là cách tu để tìm ra chân lý. Bởi vậy cách tu hành xác trước đó của Phật chẳng
mang lại kết quả gì, chẳng trừ bỏ được những ô nhiễm trong tâm.
Nhìn kỹ lại cách tu như vậy, Phật thấy đơn giản là nó không đúng đắn. Nó
chỉ đầy cái tự ta tự ngã và đầy tính thế tục. Không thấy có Giáo Pháp, không thấy