Việc tu hành của chúng ta là bắt đầu tiêu diệt tham, sân, si– đó là phần lớn
những ô nhiễm có thể được tìm thấy bên trong mỗi chúng ta. Đó là những thứ giữ
chúng ta trong cái vòng trở-thành và sinh-thành và chúng ngăn cản không cho
chúng ta đạt đến sự bình an. Tham, sân, si ngăn cản không cho phẩm hạnh sa-
môn– đó là sự bình an– khởi sinh bên trong chúng ta. Chừng nào sự bình an còn
chưa khởi sinh thì chúng ta vẫn chưa là bậc sa-môn; nói cách khác, lúc này tâm
của chúng ta vẫn chưa trải nghiệm sự bình an có được từ sự không còn bị tạo tác
bởi tham, sân, si. Đó là lý do tại sao chúng ta tu tập– với ý chí loại bỏ tham, sân,
si khỏi tâm của chúng ta. Chỉ khi nào những ô nhiễm này đã được loại bỏ và
chúng ta đạt đến sự trong sạch (thanh tịnh), thì lúc đó chúng ta mới đúng thực là
một “ngài”, là một “bậc” sa-môn.
Phẩm hạnh của một “bậc” tu hành nằm ở trong tâm, nhưng cũng bao gồm cả
những hành vi và lời nói. Tất cả phải hòa hợp với nhau. Trước khi ta có thể tu tập
hành động và lời nói, ta cần đang tu tập cái tâm. Tuy nhiên, nếu chúng ta chỉ tu
tập cái tâm mà bỏ quên phần thân và miệng thì sẽ không thành. Tâm, thân, miệng
là không thể tách rời nhau. Tu tập cái tâm cho đến khi nó được trơn tru, trong
sạch và đẹp đẽ, giống như làm được một cái cột nhà hay một tấm gỗ trơn lán đẹp
đẽ vậy. Trước tiên bạn phải đi vô rừng chặt cây, chặt bỏ những phần thô thiển như
rễ, gốc, vỏ cây, cành cây, nhánh cây...Sau đó đem về gọt bỏ những phần thô ráp
xấu xí bên ngoài; gọt, bào cho đến khi cây gỗ trở thành những cái cột nhà hay
mặt bàn trơn lán và đẹp đẽ. Phải làm phải dọn từ cái thô tế để đạt đến cái vi tế. Tu
tập theo Giáo Pháp cũng giống như vậy. Chúng ta nhắm đến làm bình an và làm
trong sạch cái tâm, nhưng điều đó không phải dễ. Chúng ta phải bắt đầu tu tập
những cái bên ngoài– thân và lời nói– dọn đường để hướng vào bên trong cho
đến khi ta đạt đến một cái tâm trơn tru, sáng sủa, và đẹp đẽ. Có thể hình dung
giống việc cưa gỗ làm mộc cho đến khi có được những mặt bàn, mặt ghế trơn lán,
sạch bóng, và đẹp đẽ vậy. Từ những cây gỗ thô ráp, giờ nhìn chúng thấy đẹp đẽ,
sạch sẽ, và mát mắt mát lòng; đó là việc cần phải có hoạch định và công phu thì
mới làm thành. Đây là cách chúng ta phải làm mới có được những thứ đồ gỗ đẹp
đẽ; giống như cách làm để đạt đến một cái tâm hoàn thiện và tinh khiết.
Vậy đó, con đường đi đến bình an, con đường đạo của Phật đã truyền lại để
dẫn đến sự bình an của tâm; và sự làm lắng lặn những ô nhiễm đó được gọi là
giới-hạnh, thiền-định và trí-tuệ [giới, định, tuệ]. Đây là con đường tu tập. Đó là