Rất dễ liệt kê những hành động sai trái (tà nghiệp) được chép trong kinh
sách, nhưng điều quan trọng là phải biết rõ sự tiềm tàng của chúng đang nằm bên
trong chúng ta. (Ví dụ, biết cái sự nói dóc là không tốt thì chưa đủ, quan trọng là
phải biết rõ cái thói quen (tập khí) hay nói dóc nằm bên trong mình là ra sao).
Thân và lời nói của mình là ngay tại đây. Ta tu tập giới hạnh đạo đức, có nghĩa là
ta cẩn trọng để tránh làm những hành động bất thiện như sát sinh, ăn cắp và tà
dâm. Phật đã dạy chúng ta phải cẩn trọng với tất cả hành động từ mức độ thô tế
nhất. Trong cuộc sống tại gia trước kia, chúng ta thường không giữ những giới
hạnh ở mức độ trong sạch tinh tế, và chúng ta thường dễ dàng phạm vào các giới
hạnh. Ví dụ, trước kia chúng ta có thể giết những con vật hay côn trùng bằng dao,
bằng gậy, hay bằng tay; hoặc trước ki chúng ta chẳng để ý gì đến những lời mình
nói: (i) Lời nói dối có nghĩa là nói láo, nói sai sự thật, nói quá, nói với ý dẫn lừa,
nói tránh né sự thật; (i) Lời nói thô tục có nghĩa là lời chửi bới, chê bai, phỉ báng,
lời nói hỗn láo, lời tục tĩu nói với người khác, lời chửi bới như 'đồ cặn bã', 'đồ
ngu', ‘đồ chó’, hay đồ này đồ nọ...; (iii) Lời nói tầm phào có nghĩa là lời nói dóc,
nói tào lao, nói đùa giỡn, nói không mục đích, nói lời vô nghĩa vô ích. Chúng ta
bị dính vào tất cả những dạng lời nói đó. Bởi không có giới hạnh, không biết
kiêng cữ! Nói gọn, giữ giới hạnh là để ý quan sát bản thân mình, quan sát những
hành động và lời nói của mình. (Đó là phần tu thân).
Bây giờ, vậy ai là cái người quan sát? Ai chịu trách nhiệm về những hành
động của mình? Khi bạn giết súc vật, ai là cái ‘người biết’ về điều đó? Có phải
cái tay mình là cái ‘người biết’ không? Khi bạn ăn cắp đồ của người khác, ai là
người ý thức biết về hành động ăn cắp đó? Có phải tay mình là ‘người biết’ về
điều đó? Đây chính là chỗ bạn cần phát triển sự ý thức [tỉnh giác]. Trước khi bạn
dính vào một hành động tà dâm, ý thức của bạn ở đâu? Có phải thân bạn là cái
‘người biết’ về điều đó? Ai là cái ‘người biết’ trước khi bạn nói dối, chửi thề, hay
nói điều tầm phào? Có phải cái miệng là cái ý thức biết được điều nó nói ra? hay
ai là cái ‘người biết về những điều đó? Hãy suy xét về điểm này: hễ ai là cái
‘người biết’ thì đó mới là người chịu trách nhiệm về mặt Giới hạnh (sīla). Hãy
lấy cái ‘người biết’ đó, lấy cái sự ‘tỉnh giác’ đó quan sát những hành động và lời
nói của chính mình. Cái ‘biết’ đó, cái ý thức ‘tỉnh giác’ đó là cái mình dùng để
quan sát việc tu tập của chính mình. Để giữ giới hạnh, ta dùng cái phần biết đó
của tâm để chỉ đạo các hành động của mình và đó chính là cái đã dẫn dắt ta làm
điều thiện và điều xấu. Giống như chúng ta bắt kẻ tội phạm và chuyển hóa ổng