LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 602

Bằng cách phòng hộ lời nói và hành động, những lời nói và hành động sẽ trở

nên tốt lành, dễ coi, dễ nghe, dễ mến, và ta cảm thấy thư thái và dễ chịu khi sống
bên trong giới hạnh.
Tất cả mọi hành vi, tư cách, đi đứng, và lời nói trở nên tốt
lành, bởi bạn đã biết cẩn trọng suy xét, biết điều chỉnh, và biết chủ động tu sửa
hành vi của mình. Các thầy có thể ví điều đó với chỗ ở hay thiền đường trong
chùa này. Nếu chúng ta thường xuyên lau chùi và chăm nom nơi ở, thì bên trong
và bên ngoài chỗ đó sẽ luôn sạch sẽ và dễ coi; nếu không nó sẽ bừa bộn, khó coi.
Đó là nhờ có người chăm nom nó. Những hành động và lời nói của ta cũng vậy.
Nếu chúng ta biết cẩn trọng chăm nom nó, chúng sẽ trở nên đẹp đẽ, dễ coi và dễ
nghe, và do đó cùng lúc những hành động và lời nói xấu ác dơ bẩn đã bị ngăn
chặn, không còn chỗ khởi sinh.

Nhớ lời kinh này của Phật:

167

Ādikalyāna, majjhekalyāna,

pariyosānakalyāna”: đẹp từ khởi đầu, đẹp trong lúc giữa và đẹp trong lúc cuối;
hay hòa hợp từ đầu hòa hợp ở giữa và hòa hợp ở cuối. Nghĩa là gì? Rõ ràng, tu
tập Giới, Định, Tuệ là đẹp đẽ. Việc tu là đẹp ngay từ bắt đầu. Nếu bắt đầu đẹp thì
khúc giữa tiếp theo cũng đẹp. Nếu chúng ta tu tập sự chánh niệm và giới hạnh
đến khi nó trở thành dễ dàng và tự nhiên đối với mình – nhờ đó có được sự cẩn
trọng phòng hộ thường trực – thì tâm sẽ trở nên vững chắc và kiên định trong
việc kiêng cữ theo giới hạnh. Lúc đó tâm sẽ thường trực chú tâm đến việc tu tập
đó, và nhờ đó nó trở nên tập trung hay đạt định. Đó là tính vững-chắc và tính
không-lay-chuyển [trong thanh quy và giới luật trong thiền môn] và tính không-
dao-động [trong việc tu tập sự chánh niệm và giới hạnh] có thể được gọi là sự đạt
định của tâm (samādhi).

Mảng tu tập để kiêng giữ những hành động và lời nói và để có trách niệm

với mọi hành vi bên ngoài của mình được gọi chung là mảng Giới-hạnh (sila).
Còn đặc tính không lay động trong việc tu tập sự chánh niệm và giới hạnh được
gọi là Định (samādhi). Tâm được tập trung vững chắc trong việc tu tập kiêng cữ
và giới hạnh. Được tập trung vững chắc trong việc tu tập giới hạnh có nghĩa là nó
có sự bình-lặng và sự đều đặn ổn-định trong việc tu tập sự chánh niệm và giới
hạnh. Đó là những đặc tính của định (samādhi), được coi như một yếu tố bên-
ngoài của sự tu tập, được dùng để kiêng giữ tâm theo giới hạnh (sīla). Tuy nhiên,
đó cũng là yếu tố bên- trong, sâu hơn đối với việc tu tập. Điều cốt lõi là mình

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.