phải phát triển và duy trì sự giới hạnh và sự định tâm ngay từ lúc đầu– các thầy
phải tu chỗ này trước khi tu những thứ khác.
Khi tâm đã quyết chí tu tập, rồi giới và định được thiết lập vững chắc như
vậy thì chúng ta có khả năng điều tra suy xét về các điều thiện và bất thiện. Điều
tra suy xét bằng cách nào?- Bằng cách tự hỏi mình: 'Điều này là đúng?'... hoặc
'Điều này là sai?'– ngay mỗi khi ta trải nghiệm những đối- tượng-tâm
khác
nhau. Mỗi khi tâm tiếp xúc với những hình sắc khác nhau, những âm thanh, mùi
hương, mùi vị, những chạm xúc hoặc những ý tưởng, cái 'người biết' sẽ khởi sinh
và thiết lập các ý thức thích và không thích, sướng và khổ, và tạo tác ra đủ loại
đối-tượng-tâm
mà ta trải nghiệm. Ta sẽ đi đến nhìn thấy một cách rõ rệt, và nhìn
thấy nhiều sự nhiều điều khác nhau.
Nếu các thầy có chánh niệm, các thầy sẽ nhìn thấy nhiều đối tượng khác
nhau đi vào trong tâm và phản ứng sẽ xảy ra ngay khi ta trải nghiệm chúng. Cái
‘người biết’ sẽ lập tức tự động nhận lấy chúng làm những đối tượng để quán xét.
Một khi tâm có sự cẩn trọng và sự chánh niệm đã được thiết lập sẵn một cách
vững chắc, các thầy sẽ nhận biết tất cả những phản ứng biểu hiện thông qua thân,
lời nói và ý nghĩ, ngay khi những đối-tượng-tâm được trải nghiệm. Đó là mảng
công việc của tâm - tâm nhận dạng và chọn lọc điều tốt khỏi điều xấu, điều đúng
khỏi điều sai, từ trong tất cả những đối-tượng-tâm bên trong miền ý thức – đây
được gọi là mảng trí-tuệ (paññā). Đây là mảng trí tuệ ở giai đoạn đầu của nó và
khi nó chín muồi là kết quả của việc tu tập. Tất cả ba mảng tu tập đều khởi sinh
bên-trong tâm này. Phật đã gọi những đặc tính đó là giới, định, tuệ [sīla, samādhi,
paññā]. Đây là cách chúng diễn ra, trong giai đoạn tu tập ban đầu.
Rồi khi chúng ta tiếp tục tu tập, những dính-mắc [tham] mới và những loại
ngu mờ [si] mới khởi sinh tiếp trong tâm chúng ta. Có nghĩa là người tu bắt đầu
dính chấp vào những điều thiện điều đúng. Người tu bắt đầu sợ sệt từng khuyết
điểm, từng vi phạm, từng lỗi sai trong tâm mình– sợ những có lỗi sai khuyết điểm
đó phá hại trạng thái sự định tâm (samādhi) của họ. Cùng lúc đó, người tu bắt
đầu nỗ lực tinh tấn hơn, siêng năng hơn, và yêu quý và nâng niu việc tu tập của
mình. Mỗi khi tâm tiếp xúc với đối-tượng- tâm, người tu trở nên sợ hãi và căng
thẳng. Người tu cũng trở nên để ý đến những lỗi sai và khuyết điểm của người
khác, ngay cả những lỗi sai nhỏ nhặt nhất họ đã làm. Điều này là tại sao? Là tại
do lúc này người tu rất lo lắng đến sự tu tập của mình. Đây là lúc đang tu tập giới,