LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 707

đức và hành vi nào là vô đạo đức, thì chúng ta nhìn ra chỗ để tu tập tu sửa. Từ đó
chúng ta dẹp bỏ những điều xấu và tu dưỡng những điều tốt. Chúng ta dẹp bỏ
những điều sai và tu dưỡng những điều đúng đắn. Đó là giới-hạnh. Khi chúng ta
tu dưỡng như vậy, tâm sẽ dần dần trở nên vững chắc và ổn định. Một cái tâm
vững chắc và không lay động là không còn bất an, lo sợ, mặc cảm, hối hận và
ngu mờ về những hành động và lời nói của mình. Ngay chỗ này là sự ổn định của
tâm, đây là sự định-tâm (samādhi).

Sự hợp nhất ổn định của tâm tạo nên một nguồn năng lượng thứ hai và mạnh

mẽ hơn trong việc tu của chúng ta, giúp ta có thể quán xét sâu sắc hơn về những
thứ bên ngoài như cảnh sắc, âm thanh... mà ta trải nghiệm. Khi tâm đã được thiết
lập với một sự chú tâm chánh niệm và sự bình an vững chắc và không lay
chuyển, thì chúng ta có thể tham dự vào việc điều tra liên tục để tìm hiểu thực tại
của sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ, tâm thức; các hình sắc, âm thanh, mùi
hương, mùi vị, những cảm nhận thân và những đối tượng của tâm. Khi chúng liên
tục khởi sinh, chúng ta liên tục điều tra với một sự kiên định nhất quán không để
mất đi sự chánh niệm của mình. Rồi sau đó chúng ta sẽ biết được những thứ đó
đích thực là gì. Chúng chỉ xuất hiện theo đường lối tự nhiên của chúng. Đó là lẽ
tự nhiên đến đi, sinh diệt của chúng. Khi sự hiểu biết này của chúng ta tăng lên,
trí tuệ được sinh ra. Một khi đã có sự hiểu biết rõ ràng (sự rõ biết) về đường lối
diễn ra của mọi thứ, đúng như chúng đích thực là, thì những nhận thức (tưởng)
của chúng ta từ trước giờ sẽ được bứng bỏ và sự hiểu biết trí thức theo khái niệm
trước giờ sẽ biến chuyển thành trí tuệ đúng đắn. Đó là nói chung về cách giới,
định, tuệ hợp nhất lại và hoạt động như một.

Khi trí tuệ gia tăng và mạnh mẽ hơn thì sự định tâm cũng trở nên mạnh chắc

hơn theo. Khi định càng vững chắc và khó lay chuyển thì giới hạnh cũng bao
trùm hơn và khó lay chuyển. Khi giới hạnh được hoàn thiện, nó dung dưỡng sự
định tâm, và khi định gia tăng nó làm tăng độ chín chắn của trí tuệ. Ba mảng tu
tập này đan quyện vào nhau. Khi hợp nhất vào nhau, ba phần này tạo thành Bát
Thánh Đạo, con đường của Đức Phật. Khi giới, định, tuệ đạt đến đỉnh cao, con
đường Đạo này có sức mạnh tẩy sạch mọi thứ đã làm ô uế và ô nhiễm sự tinh
khiết nguyên sơ của cái tâm.

192

Khi tham muốn nhục dục khởi lên, khi sân giận và

si mê có mặt, con đường Đạo này có năng lực cắt bỏ chúng đến tận gốc rễ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.