gì đâu. Tại sao? Bởi làm vậy chúng ta đã cố bỏ qua phần sống động nhất của con
đường Đạo. Bỏ qua phần nào trong Giới, Định, Tuệ thì cũng không đi đến đâu.
Một số người khuyên các thầy đừng dính vào sự tĩnh lặng có được từ thiền định
(samatha): ''Đừng đụng đến thiền định; cứ tiến thẳng đến tiền minh sát
(vipassanā), cứ tiến thẳng đến trí tuệ và minh sát tuệ''. Tôi không nghĩ vậy, có lẽ
không có con đường đó, bởi nếu chúng ta cố đi tắt để tu thẳng thiền minh sát,
chúng ta sẽ thấy không thể nào đi đến đích một cách thành công.
Đừng bỏ cách tu và những kỹ thuật thiền mà những vị thiền sư lỗi lạc của
phái Thiền Trong Rừng ở xứ này đã truyền dạy, đó là những vị thầy như sư Ajahn
Sao, Ajahn Mun, Ajahn Taungrut, và Ajahn Upali. Họ đã tự mình dày công tu tập
và chỉ lại cho chúng ta; con đường tu của họ rõ ràng là đáng tin cậy và đúng thực
— nếu chúng ta biết tu và chịu tu đúng theo cách họ đã tu và chỉ lại. Nếu chúng
ta bước theo những bước nhân của họ, chúng ta sẽ đạt đến trí tuệ minh sát đích
thực để soi chiếu vào bên trong chúng ta. Ajahn Sao luôn hoàn thiện tuyệt vời về
mặt đức hạnh. Thầy ấy chủ trương chúng ta không được lơ là chút nào về phần
giới hạnh. Nếu những sư thầy kiệt xuất của phái Thiền Trong Rừng khuyên dạy
chúng ta tu thiền và tuân giữ giới luật tăng đoàn theo hướng nào đó, thì chúng ta
nên kính trọng và tu đúng theo lời họ khuyên dạy. Điều gì họ dạy chúng ta nên
làm, chúng ta nên làm theo. Nếu điều gì họ dạy chúng ta phải bỏ bởi nó sai lạc,
thì chúng ta nên bỏ. Chúng ta tu theo họ với một lòng tin vào họ. Chúng ta tu
theo họ với hết mực sự thành tâm và kiên định. Chúng ta tu cho đến khi tự mình
nhìn thấy Giáo Pháp trong tâm chúng ta, cho đến khi chúng ta là một với Giáo
Pháp. Đó là điều các Thiền Sư của nhánh Thiền Trong Rừng đã dạy. Những đệ tử
bao đời đã tỏ lòng kính trọng và mến phục sâu sắc đối với họ, bởi vì sao, bởi vì
những vị đệ tử đã tu theo lời họ và đã nhìn thấy những vị thầy đã nhìn thấy.
Hãy thử tu. Hãy thử tu theo lời tôi mới nói. Nếu các thầy thực sự tu theo
đường này, các thầy sẽ nhìn thấy Giáo Pháp, trở thành là Giáo Pháp. Nếu các thầy
thực sự tiến hành việc tìm kiếm, đâu có gì cản trở các thầy đâu? Những ô nhiễm
trong tâm sẽ bị đánh bại nếu các thầy biết tiếp cận chúng với một chiến lược
đúng đắn: hãy làm người biết từ bỏ, hãy làm người biết tiết kiệm lời nói, làm
người biết hài lòng với sự thiếu ít tiện nghi (tri túc), và hãy làm người dẹp bỏ tất
cả mọi quan điểm và ý kiến (tà kiến, ý kiến, thành kiến, tư kiến...) xuất phát từ
tính tự ta và tự đại của mình. Làm vậy, rồi các thầy sẽ trở thành người có khả