những thứ đó. Khi tâm nhận lấy âm thanh, ta nên quán sát điều gì xảy ra trong
trái tim và tâm của chúng ta. Liệu trái tim và tâm của ta có bị tác động, có bị cuốn
hút, hay bị dính theo âm thanh đó hay không? Tâm và trái tim có bị kích thích khi
nghe âm thanh đó không. Ít nhất ta cũng biết được điều đó. Đến khi một âm
thanh đến tai ta, nó không quấy nhiễu cái tâm. Ngay tại đây, chúng ta ghi nhận
những thứ đó ngay đây chứ không phải từ xa. Ngay cả khi chúng ta muốn chạy
trốn khỏi âm thanh đó, chúng ta cũng không trốn được. Cách trốn thoát có thể
làm được là thông qua việc tu tập cái tâm để cho nó không động vọng khi đối
diện với âm thanh đó. Cứ mặc kệ âm thanh đó. Những âm thanh chúng ta buông
bỏ, chúng ta vẫn còn nghe chúng. Chúng ta nghe nhưng chúng ta đã buông bỏ nó,
bởi chúng ta đã mặc kệ nó rồi. Không phải rằng chúng ta phải cố sức phân tách
sự nghe và âm thanh ra khỏi nhau. Nó tự tách ra một cách tự động nhờ sự dẹp bỏ
và buông bỏ. Ngay cả khi lúc đó chúng ta muốn dính theo âm thanh đó, tâm cũng
không hề dính theo. Bởi tâm đã buông bỏ và dẹp bỏ, nên tự động nó không còn
dính theo âm thanh đó nữa. Bởi khi chúng ta đã hiểu biết bản chất đích thực của
những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị, và tất cả những thứ khác, và tâm
nhìn thấy trí tuệ minh sát rõ sáng, thì tất cả mọi thứ được cảm nhận sẽ tự động rớt
ngay xuống cái hố mênh mông của ba đặc tính bao trùm vũ trụ [vô thường, khổ,
vô ngã], không loại trừ thứ gì.
Mỗi khi ta nghe một âm thanh, âm thanh đó sẽ được hiểu biết theo phạm
quy của những đặc tính bao trùm thế gian đó. Khi có sự tiếp xúc cảm nhận ở tai
thì ta nghe âm thanh, nhưng như là ta không nghe. (Nghe mà không chấp gì nó,
nghe mà không dính gì theo nó, nghe với sự buông bỏ). Không phải nghe như
không nghe thấy gì có nghĩa là tâm không còn hoạt động. Sự chú tâm chánh niệm
và cái tâm đan quyện và hợp nhất với nhau để quán sát lẫn nhau liên tục xuyên
suốt không một chút sai sót. Khi tâm đã được tu tập đến trình độ này thì dù con
đường hay cách tu nào chúng ta chọn để đi, chúng ta cũng sẽ tu theo kiểu điều tra
quán sát để tìm hiểu và tìm thấy sự thật. Chúng ta sẽ luôn tu dưỡng việc điều tra
phân tích các hiện tượng—đây là một trong những yếu tố (giúp) giác ngộ, và sự
điều tra phân tích đó (trạch pháp) sẽ tiếp tục tiến triển theo cái đà của chính nó.
Thảo luận Giáo Pháp với chính mình. Tháo gỡ và bung thả mọi cảm giác, trí
nhớ, nhận thức, suy nghĩ, ý hành, và tâm thức. Không có gì có thể đụng đến
chúng khi chúng tiếp tục tự vận hành theo đường lối riêng của chúng. Đối với