con đường tu đó, và cuối cùng họ không thể đi đến đích mục tiêu của con đường
đó.
Phật gọi đó là những sai lạc vi tế. Mặc dù tu được định hay giới như vậy
cũng đã là tinh tế, tinh tế hơn nhiều so với mức độ còn thô tế của người phàm
trần. Nhưng thực sự thì Phật chỉ muốn chúng ta có được một mức độ định phù
hợp đúng đắn, một mức độ định đủ để trợ giúp phần tu trí tuệ, chứ không cần
phải tu thiền định quá xa và bị dính kẹt trong những tầng siêu định như vậy. Sau
khi chúng ta tu tập định đến một mức độ phù hợp vừa đủ, thì mức độ định đó nên
được dùng để giúp cho việc phát triển trí tuệ.
Định (samādhi) là mức độ định của thiền định (samatha) - đó là mức độ tĩnh
lặng - nó chỉ giống như miếng đá đè lên cỏ vậy. Trong trạng thái định chắc chắn
và ổn định thì có trí tuệ trong đó, ngay cả khi đang mở mắt. Khi trí tuệ được sinh
ra, nó bao hàm và hiểu biết ['thống trị'] tất cả mọi thứ. Do vậy, Đức Phật đã
không muốn chúng ta phải đạt đến những tầng thiền định thâm sâu và kết thúc ở
đó, bởi vì tu hướng đó là đi lệch khỏi con đường đạo. (Tu hướng đó là cao siêu,
nhưng trạng thái cao siêu đó chỉ là tạm thời khi nhập định, và cuối cùng vẫn
không giải thoát. Còn đạo Phật là con đường đi đến sự giải thoát rốt ráo).
Do vậy, điều cần thiết là không nên chấp thủ hay khăng khăng vào tư thế tọa
thiền hay bất kỳ tư thế nào đó. Đâu phải chỉ có ngồi mới là thiền. Định đâu phải
có mặt trong tư thế nhắm mắt, mở mắt, hay đang ngồi, đang đứng, đang đi, hay
đang nằm. Định có mặt trong tất cả mọi tư thế và hoạt động. Những người già
đâu có ngồi thiền lâu được, nhưng họ vẫn có thể thiền quán đặc biệt giỏi và họ có
thể tu định một cách dễ dàng; họ cũng có thể tu tập phát triển rất nhiều trí tuệ.
Làm sao họ có thể phát triển trí tuệ như vậy? Bởi mọi thứ đều đánh thức họ.
Khi họ mở mắt, họ không nhìn thấy mọi thứ rõ ràng như họ vẫn thường nhìn thấy
trước đó, người già thì mắt mờ. Răng họ đau nhức và gãy rụng. Thân thể họ thì
đau nhức, yếu ớt suốt ngày đêm. Nhưng chính đó là nơi tu học. Bởi vậy, thiền là
việc dễ-làm đối với những người già. Thiền là việc khó làm đối với những người
trẻ. Người trẻ răng còn chắc chắn, nên họ còn ăn rất ngon miệng. Người trẻ còn
ngủ sâu ngủ lâu. Tất cả những giác quan của họ còn rất nhạy cảm và cuộc đời vẫn
còn vui thú và đẹp đẽ đối với họ; do vậy người trẻ vẫn còn mê đắm ngu mờ rất
nặng trong thế giới thế tục. Đối với người già, khi nhai thứ gì là đã thấy đau đớn
hàm răng. Chính ngay đó là những vị thiên sứ (devadūta) đang nói với những