LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 755

phải là ‘ta’ hay là cái gì ‘của ta’ cả. Những thân hành đang nói chuyện liên tục
suốt ngày với quý vị đó.

Nhưng chúng ta thường nghĩ khác. Chúng ta không nghĩ rằng đó đúng là sự

thật. Chúng ta cứ chìu theo những cách nhìn sai lạc và những ý tưởng sai lầm của
chúng ta, sai khác với sự thật. Nhưng sự thật là, những người già đã tự nếm trải
và nhìn thấy bản chất vô thường, khổ, và vô ngã của thân này, và điều đó làm
khởi sinh sự chán-bỏ và sự không- còn mê-đắm vào thân nữa. Bởi vì sao, bởi vì
bằng chứng nằm ngay bên trong họ suốt thời gian già bệnh; chính họ đã nếm trải
và chứng kiến sự thật đó. Tôi nghĩ đó là điều tốt.

Có được sự nhạy cảm bên trong để luôn luôn ý thức biết về những điều sai

điều đúng, điều thiện điều ác, thì được gọi là có Phật trí hay Phật tính. Chữ Phật
có nghĩa là vậy. Không cần thiết phải tụng đi tụng lại chữ ''Phật''. Quý vị đã đếm
số trái cây trong giỏ rồi, đâu cần đếm đi đếm lại. Mỗi lần ngồi xuống quý vị đâu
cần phải đổ giỏ trái cây ra để đếm lại nữa. Quý vị cứ để yên chúng trong giỏ.
Nhưng có kẻ không chắc hoặc dính tật nhớ nhầm gì đó nên cứ đổ ra đếm đi đếm
lại hoài. Loại người đó cứ thấy gốc cây hay chỗ mát là đổ giỏ trái cây ra và đếm
lại từng trái vào giỏ. Rồi tiếp tục đi, đến chỗ dừng khác lại đổ ra và đếm lại. Ổng
đếm đi đếm lại cùng số trái cây đó thôi. Đó là tính tham thể hiện. Ổng cứ sợ nếu
không đếm lại, lỡ mình đã đếm nhầm thì thiếu. Chúng ta cũng vậy, nhiều người
cứ luôn tụng đi tụng lại chữ ''Phật'', họ sợ nếu không tụng đi tụng lại sẽ bị nhầm.
Làm sao chúng ta nhầm lẫn được? Chỉ có những người không biết chắc trong giỏ
có bao nhiêu trái cây thì họ đếm đi đếm lại thôi. Còn ta, nếu đã hiểu biết rõ chữ
''Phật'' nghĩa là gì thì ta đâu cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Khi đang ngồi quý
vị cứ ngồi. Khi đang nằm quý vị cứ nằm, bởi vì Phật vẫn là Phật ở đó, giỏ trái cây
vẫn đầy đủ ở đó.

Khi làm việc đức hạnh và công đức, chúng ta thường tụng: ''Cầu cho đây là

duyên lành giúp chứng ngộ Niết-bàn'' (Nibbāna paccayo hotu!). Thiệt ra không
sai. Tạo duyên lành để giác ngộ Niết-bàn là tốt, cúng dường bố thí là tốt. Giữ giới
hạnh là tốt. Thiền tập là tốt. Lắng nghe Giáo Pháp là tốt. Cầu cho những việc đó
là những duyên lành giúp chứng ngộ Niết-bàn.

Nhưng Niết-bàn là cái gì vậy? Ai biết không? Niết-bàn được định nghĩa là

sự vô-tham. Niết-bàn là không còn quan trọng thứ gì, không còn nắm giữ thứ gì,
không còn cầu vọng thứ gì. Niết-bàn có nghĩa là buông-bỏ. Làm việc bố thí, cúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.