LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 759

dẹp rửa chén bát của họ. Nếu họ ăn với nhóm người, ăn xong họ thì chuồn ngay,
để người khác dọn dẹp rửa chén bát. Đây là ích kỷ, vô trách nhiệm, cứ trút cái
khổ cực cho người khác. Ích kỷ là vị thân, là chỉ lo quyền lợi của mình, nhưng
đích thực thì những người ích kỷ là những người không biết chăm lo cho chính
mình, không giúp tu sửa bản thân mình và thực sự không biết thương chính mình.
Khi thực hành việc bố thí cho đi, chúng ta cố gắng tẩy sạch cái thói tính ích kỷ đó
trong tâm chúng ta. Điều này được gọi là tạo công đức bằng việc bố thí, để có
được một cái tâm bi mẫn, thương xót và chăm lo tất cả mọi chúng sinh khác,
không trừ chúng sinh nào. (Sự bố thí cho đi không nhất thiết phải bằng vật chất
tiền bạc mà có thể bằng rất nhiều cách như sự phụ giúp, chăm lo, tỏ thái độ
thương mến, một nụ cười, lời khuyên dạy...)

Nếu người ta chỉ cần trừ bỏ được một thói tâm duy nhất, đó là tính ích-kỷ,

thì họ sẽ giống như Phật rồi. Phật không làm bất cứ điều gì cho quyền lợi của
riêng mình, Phật luôn đi tìm sự tốt lành cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta có
được đạo và đạo quả khởi sinh trong tâm chúng ta như vậy, tức đạo bố thí và sự
không còn ích kỷ, thì chúng ta chắc chắn sẽ tu tiến. Khi không còn tâm tính ích
kỷ thì tất cả mọi hành động đức hạnh, sự bố thí và sự thiền tập sẽ dẫn đến giải
thoát. Ai biết tu tập như vậy sẽ được tự do, giải thoát và vượt lên trên tất cả mọi
quy ước và hình tướng bề ngoài của thế tục.

Những nguyên lý thực hành căn bản không vượt quá tầm hiểu biết của

chúng ta. Ví dụ, trong sự thực hành hạnh bố thí, nếu chúng ta thiếu trí tuệ thì sẽ
không tạo ra công đức gì. Nếu không có hiểu biết, chúng ta chỉ nghĩ rằng bố thí
chỉ đơn thuần là sự cho đi. Ai cũng nghĩ đơn giản rằng: ''Khi nào tôi thấy thích
cho thì tôi cho. Khi nào tôi muốn lấy trộm thì tôi lấy trộm. Khi nào tôi thấy rộng
lòng thì tôi cho''. Điều đó giống như một thùng nước đầy. Ta cứ đổ nước ra, rồi
lại rót đầy trở lại; đổ ra rồi lại rót vào trở lại—cứ như vậy. Khi nào mới thực sự
đổ ra hết luôn? Khi nào mới kết thúc chuyện đổ ra đổ vào, cho đi và lấy lại, chi ra
và thu lại, ở trên đời? Quý vị có thấy kiểu tu như vậy có tạo nhân gì để dẫn đến
Niết- bàn giải thoát hay không? Liệu thùng nước đó có thể đổ đi hết mà không
cần rót vào lại hay không? Liệu chúng ta có thể bố thí và buông bỏ tất cả được
hay không? Hay cứ đổ ra rồi trút vào—đến bao giờ mới làm được?

Cứ đổ ra trút vào, cho đi lấy lại thì chỉ là cái vòng lẩn quẩn (vatta). Nếu

chúng ta nói về sự buông bỏ thực sự thì phải từ bỏ luôn cả những điều xấu lẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.