LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 760

điều tốt, lúc đó chỉ còn sự đổ ra. Ngay cả khi còn chút ít, ta vẫn dốc đổ hết ra. Ta
không còn cố lấy vào thứ gì nữa, chỉ còn cho đi. Cứ múc đổ ra ngoài, từ từ cái
thùng sẽ trống sạch. Còn nếu cứ bỏ ra một ít rồi cố lấy vào, đổ ra ít nước lại múc
nước đổ lại vào thì cái thùng đó chẳng bao giờ hết—hãy nghĩ về điều đó. Khi nào
mới đổ hết nước trong thùng? Khi nào ta mới hết tham lam và ích kỷ? Giáo pháp
không phải là thứ gì xa vời. Nó ở ngay chỗ thùng nước. Quý vị có thể làm ở nhà.
Hãy thử làm. Ta có thể múc đổ hết thùng nước hay không? Hãy thử làm ngày
mai, quý vị sẽ thấy điều gì xảy ra.

''Từ bỏ những điều xấu, làm những điều thiện, làm trong sạch cái tâm''.

(Kinh Pháp Cú). Phải từ bỏ những điều xấu ác trước, rồi sau đó tu dưỡng những
điều thiện lành. Cái gì là thiện lành và công đức? Nó ở đâu? Nó giống như cá ở
trong nước. Nếu chúng ta chịu múc đổ hết nước ra ngoài, ta sẽ có được cá—đơn
giản là vậy. Nếu quý vị không chịu múc đổ nước ra, làm sao bắt được cá? Nếu cứ
tác nước ra rồi lại đổ nước vào, làm sao bắt được cá? Nếu không dẹp bỏ hết
những điều xấu ác thì chúng ta không thấy công đức và chúng ta không thấy
được cái gì là đúng và sự thật. Cứ cho đi lấy lại, cứ làm tốt rồi làm xấu, cứ rộng
lượng rồi ích kỷ, cứ đổ nước ra lại đổ nước vào, chúng ta cứ mãi mãi là vậy,
không có gì tiến bộ. Cứ làm như vậy thì chúng ta chỉ tốn thời gian của cuộc đời
và tất cả những điều ta làm chỉ là vô nghĩa. Đến đây lắng nghe giáo lý đạo lý là
vô nghĩa. Mọi cố gắng tu tập tu sửa cũng đều vô ích. Chúng ta không hiểu ra đạo
lý của Đức Phật, do vậy những hành động của chúng ta chẳng mang lại kết quả gì
như mình mong đợi.

Khi Phật dạy về tu tập, Phật không chỉ dạy riêng cho những người xuất gia.

Phật dạy cách tu đúng, cách tu đúng đắn. Supatipanno có nghĩa là người tu giỏi,
tu đúng. Ujupatipanno có nghĩa là người tu một cách trực chỉ đến mục tiêu của
đạo Phật. Ñāyapatipanno có nghĩa là người tu để chứng ngộ con đường đạo,
chứng ngộ đạo quả và Niết-bàn. Sāmīcipatipanno có nghĩa là người tu nhắm
hướng đến sự thật, tu để tìm thấy sự thật. Bất cứ ai cũng có thể tu như vậy.
Những người tu như vậy được gọi chung là Tăng Đoàn (Sangha) của những đệ tử
đích thực (sāvaka) của Đức Phật. (Sāvaka: (HV) thanh văn, thinh văn). Những
phụ nữ tại gia có thể là sāvaka. Đàn ông tại gia có thể là những sāvaka. Biết tu
dưỡng những phẩm hạnh và tu một cách đúng đắn như trên thì trở thành một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.