những thành đạt tâm linh cao quý đáng mong ước hơn—đạt được tất cả. Khi làm
việc bố thí hay cúng dường nếu chúng ta không có ý đồ mục đích hay sự dính
chấp, thì tâm sẽ được sạch không và thư thái. Chúng ta có thể buông bỏ và đặt
xuống mọi thứ. Như khi chúng đang vác cái cây nặng đi hoài và than nó nặng
quá. Giờ chỉ cần đặt nó xuống đất là gánh nặng sẽ hết ngay. Thiệt là vậy, hễ khi
bạn có thứ gì thì bạn có gánh nặng. Bạn mang, cầm, giữ, ôm lấy, dính chấp thứ gì
thì bạn sẽ có gánh nặng và lo âu vì nó. Chẳng bao giờ được thảnh thơi, thư thái,
nhẹ nhàng. Vậy quý vị muốn mình được thảnh thơi thư thái hay muốn mang vác
nặng gánh? Người ta khuyên rằng hãy buông bỏ gánh nặng xuống, quý vị lại nói
rằng quý vị sợ buông bỏ rồi mình không còn gì. Người ta khuyên một đường, quý
vị làm một nẻo.
Chúng ta muốn hạnh phúc, muốn thư thái, chúng ta muốn tĩnh lặng và bình
an. Điều đó có nghĩa chúng ta muốn sự nhẹ nhàng, muốn trút bỏ gánh nặng và
ràng buộc. Rõ ràng là vậy, khi thấy ta vác một cây nặng, người ta khuyên ta nên
bỏ cây xuống là hết gánh nặng. Chúng ta cứ mang nặng và nói rằng nếu bỏ xuống
thì ta không có gì. Nhưng thực sự nếu bỏ xuống, chúng ta mới hết gánh nặng,
mới thấy khỏe và thư thái. Điều đó sẽ tốt hơn là cứ mang vác nó suốt đời. Người
khuyên và người vác nghĩ khác nhau.
Nếu chúng ta cúng dường và làm những điều thiện tốt để mong đạt được thứ
gì, thì cách đó là không ‘ăn’, cách đó chẳng mang lại thứ gì. Cái chúng ta đạt
được chỉ là sự trở thành (tạo nghiệp, nghiệp hữu) và sự sinh thành. Càng tạo thêm
nhân duyên để tái sinh trùng trùng. Cách làm đó không tạo nhân duyên dẫn đến
giải thoát Niết-bàn. Niết-bàn là sự từ bỏ và buông bỏ. Nếu chúng ta tu mà còn
muốn tu để được thứ gì, còn mong cầu, còn muốn nắm giữ, muốn được này được
nọ, muốn được như vầy như vậy, thì cách tu đó không tạo một nhân nào để dẫn
đến chứng ngộ Niết-bàn. Phật muốn chúng ta nhìn ngay vào chỗ này, ngay cái
chỗ trống không của sự buông bỏ. Chỗ đó mới là công đức. Đó mới là sự thiện
khéo, thiện lành.
Khi chúng ta tu tập công đức và đức hạnh, sau khi đã làm xong, chúng ta
nên cảm thấy phận sự của mình đã xong. Làm xong là buông bỏ nó đi. Đừng
mang nó theo bên mình. (Ví dụ, sau làm một việc tốt đừng cứ luôn nghĩ mình đã
làm việc tốt. Làm việc tốt là đủ, làm xong thì buông bỏ, đừng nghĩ ta đã làm việc
tốt, đừng nghĩ rằng ta tốt, đừng nghĩ ta làm việc tốt đó thì ta sẽ được công đức