âm ỉ sâu bên trong, nên chúng ta luôn cần phải cắt bỏ nó tận gốc. Người đời chỉ
tốt ở bề ngoài, tốt từ lời nói và thể hiện bề ngoài. Lời nói nghe tốt đẹp và vẻ mặt
trông hiền lành tử tế, nhưng tâm của họ không tốt đẹp gì lắm đâu.
Tâm chúng ta không thực tốt như vẻ bề ngoài. Khi chúng ta bước lên tàu và
tình cờ gặp một người quen. Chúng ta hay nói: ''Trời, gặp anh tôi mừng quá; tôi
vừa nghĩ đến anh đó! Tôi cũng định bữa sau đến thăm anh đây!''. Đó chỉ là lời nói
như xã giao khách sáo. Chúng ta đâu có thực sự nghĩ như vậy. Chúng ta chỉ có vẻ
tốt ở bề ngoài, những bên trong ruột trong tâm chúng ta đâu nghĩ tốt như vậy.
Chúng ta chỉ nói vậy thôi, chứ ngồi với nhau sau một ly cà-fê hay ly trà là đường
ai nấy đi thôi. Rồi sau này có tình cờ gặp, ta vẫn tiếp tục nói sáo nói rỗng như
vậy. Cứ như vậy, chúng ta mở miệng ra là như thiệt, nhưng chỉ là bề ngoài, giả
tạo. Thiên hạ tốt ở bề ngoài nhưng thường thì họ không thực sự tốt ở trong lòng.
Bậc đại sư [Phật] đã chỉ dạy về Giáo Lý và Giới Luật. Giáo lý và Giới luật là
đầy đủ và thấu suốt. Không có gì hơn đó, và không có gì trong đó cần phải thay
đổi hoặc bổ sung cho hợp với đời đại mới, bởi vì đó đã là rốt ráo, tột cùng; không
có chuyện bị lỗi thời. (Những luật lệ thế tục thì cần phải được sửa đổi và bổ sung
liên tục để kịp thời xử lý nhiều vấn đề và tình trạng mới liên tục xảy ra trong xã
hội thế tục). Giáo pháp và Giới luật là đầy đủ, và đó chính là nơi chúng ta đang
hướng tới. Không cần phải thêm bớt gì cả, bởi vì đó là những lẽ thực tự nhiên, đó
là chân lý, không cần thêm bớt gì cả. Đó là đúng lẽ thực. Đó là sự thật.
Do vậy, những Phật tử đến để lắng nghe những lời dạy của Giáo Pháp và
học hiểu để biết những sự thật chân lý đó. Nếu chúng ta hiểu biết chúng, tâm sẽ
tiến vào Giáo Pháp. Nếu tâm tiến vào Giáo Pháp, Giáo Pháp sẽ tiến vào tâm
chúng ta. Khi nào tâm một người tiến vào Giáo Pháp thì người đó có sự sống an
lạc, hạnh phúc, người đó có cái tâm được bình an. Lúc đó tâm có cách của nó để
giải quyết những vấn đề khó khổ, không còn đường để thoái lui hay suy đồi. Đau
khổ và bệnh tật ôm lấy thân này, tâm có nhiều cách để giải quyết sự khổ đau đó.
Tâm có thể giải quyết sự khổ đau đó một cách tự nhiên và không còn bị rớt vào
tuyệt vọng hay sợ hãi nữa. Tâm không còn khổ đau, không còn sợ hãi về sự khổ,
đau, già, bệnh, chết nữa. Lúc đó, khi đạt được gì chúng ta không lạc lối trong
sung sướng, mừng vui. Khi mất nó chúng ta cũng không quá thất vọng, khổ sở.
Được không quá khích, mất không quá sầu; chúng ta hiểu được bản chất của tất
cả mọi sự ở trên đời: cái gì có rồi sẽ phôi phai và mất đi. Với một thái độ như