thương hay quá ghét, quá thích hay quá chê ai đó hay thứ gì đó, thì ngay đó
chúng ta khổ đau khổ lụy; khi nào chúng ta bất an thì lúc đó là khổ đau. Chỗ này
rất quan trọng, hãy suy xét kỹ chỗ này. Điều tra suy xét những cảm giác thương
yêu hay thù ghét, tham thích và ác cảm, rồi đứng lùi lại. Đứng lùi lại để nhìn thấy
rõ những cảm giác đó là gì, đừng đứng gần chúng, chúng sẽ cắn ta. Quý vị nghe
rõ chỗ này không? Nếu chúng ta nắm lấy hay sờ vô chúng, chúng sẽ cắn ta đau,
chúng đá ta đau. Giống như khi bạn cho trâu ăn cỏ, bạn phải nên cẩn trọng.
Chúng ta phải dè chừng khoảng cách để lỡ nó có đá thì nó cũng đá không tới ta.
Khi chúng ta đưa cỏ cho nó ăn cũng đừng đưa dí vô miệng nó, không chừng nó
nhai tay ta luôn. Lòng yêu quý dành cho con cái, người thân, của cải và tiền bạc
cũng sẽ cắn chúng ta đau. Quý vị có hiểu như vậy không? Giống như khi cho trâu
ăn, đừng đứng gần nó quá. Khi cho nó uống nước, đừng đứng sát miệng nó. Giữ
dây cương, nếu cần thì giựt cái miệng nó ra xa. Đây cũng là cách của Giáo Pháp,
đó là nhìn thấy trước mối hiểm nguy; đó là nhận ra bản chất vô thường, bất toại
nguyện, và vô ngã, nhận ra mối hiểm họa, biết dùng những sự cẩn-trọng và giới-
hạnh theo một cách có chánh niệm.
Sư ông Ajahn Tongrat không chỉ dạy gì nhiều; thầy chỉ luôn nói rằng: ''Hãy
cẩn thận! Phải thực cẩn trọng!''. Đó là cách thầy hay chỉ dạy. ''Phải thực cẩn
trọng! Nếu không cẩn trọng, bạn sẽ bị dính ngay họng!''. Thực sự là vậy. Ngay cả
khi vị sư đó không nói vậy, sự thực cũng đúng là vậy. Nếu không cẩn trọng, bạn
sẽ dính lao ngay họng. Xin quý vị hiểu rõ chỗ này. Đây là chuyện tự mình phải
lo, không phải đợi ai lo cho mình. Vấn đề không phải chỗ người khác thương hay
ghét mình. Người khác ở xa mình, không dính líu hay xúi khiến chúng ta tạo
nghiệp và tạo ra khổ đau. Chỉ là do chính ta, phải chú tâm vào chính mình. Đây là
tài sản của mình, nhà cửa của mình, gia đình của mình, do vậy mình phải tự chú
tâm lo lắng về chính mình. Chứ theo quý vị thì sao? Thời bây giờ, khổ là từ chỗ
nào ra? Chúng ta dính líu vào yêu thương, ghét bỏ, và sợ hãi từ chỗ nào? Hãy biết
kiểm soát chính mình, hãy cẩn trọng về chính mình. Hãy phòng hộ chính mình để
khỏi bị cắn. Nếu mọi sự không cắn ta đau, chúng cũng đá ta đau. Đừng nghĩ mọi
thứ không cắn hay không đá ta. Hãy cẩn trọng để rủi có bị cắn thì cũng bị cắn nhẹ
thôi. Đừng để điều gì cắn xé ta ra từng mảnh. Đừng cố nói với chính mình rằng
không có hiểm họa nào xung quanh. Tiền tài, danh lợi, người thân quý...tất cả đều
sẽ cắn ta đau và đá ta đau, nếu chúng ta không biết chú tâm chánh niệm. Nếu
chúng ta sống có chú tâm chánh niệm, chúng ta sẽ được thư thả, dễ chịu. Hãy cẩn