LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 766

vậy, chúng ta có thể tạo nên con đường để đi trên thế gian này. Chúng ta trở thành
người hiểu biết rõ ràng về thế gian (lokavidū). Rồi thì những nguyên nhân tạo ra
khổ (samudaya) không còn được tạo ra nữa, và dục vọng (tanhā) cũng không
còn. Lúc đó có mặt sự minh sát, tức sự nhìn thấy rõ ràng (vijjā: ngược lại với sự
vô minh là avijjā)— đó là sự hiểu biết về mọi thứ đúng như chúng thực là. Và sự
hiểu biết đó chiếu sáng thế giới. Nó soi chiếu nhìn thấy rõ những sự khen và chê.
Nó soi chiếu rõ sự được và mất, sự vinh và nhục, sự sướng và khổ-- đích thực là
gì. Nó soi chiếu rõ trong tâm của người tu về sự thật sinh, già, bệnh, chết.

Đó là lúc người tu đã đạt đến Giáo Pháp. Những người đó không còn tranh

đấu với sự sống và không còn phải luôn tìm những giải pháp cho sự sống còn và
sướng khổ ở trên đời. Họ giải quyết những thứ có thể được giải quyết, họ làm
việc đó một cách phù hợp, đúng đắn với lẽ thực của thế giới. Đó là cách Phật đã
dạy: Phật đã chỉ dạy những người có thể được chỉ dạy. Những ai không thể được
chỉ dạy thì Phật bỏ qua. Cho dù Phật không bỏ qua họ thì họ cũng đã tự loại bỏ
chính mình—do vậy Phật bỏ qua. Mới nghe chuyện này quý vị chắc sẽ vội thắc
mắc: đã là Phật thì làm sao lại thiếu tâm từ bi như vậy? Này quý vị, nếu quý vị
quăng bỏ trái xoài thúi đi thì đó là thiếu tâm từ bi hay sao? Chúng ta không còn
sử dụng được trái xoài thúi đó, vậy thì quăng đi là tốt mà, chỉ vậy thôi. Đâu còn
cách nào để giáo huấn những người đó. Phật cũng được kính phục là người thông
thái trí tuệ nhất mà. Phật đã không gom hết mọi người và mọi thứ vào một đống
hỗn độn. Phật được cho là có con mắt thiên nhãn có thể nhìn thấy rõ ràng mọi thứ
mọi sự đúng những chúng thực là. Phật là người hiểu biết thế gian.

Người hiểu biết thế gian thì biết rõ mối hiểm họa của vòng luân hồi sinh tử

(samsāra). Đối với chúng ta là những đệ tử của Phật, chúng ta cũng có thể hiểu
biết như vậy. Nếu chúng ta hiểu biết mọi thứ trên đời đúng như chúng thực là, thì
sự hiểu biết đó sẽ mang lại sự an lạc hạnh phúc thực thụ cho chúng ta. Những thứ
gì là nguyên nhân tạo ra hạnh phúc và khổ đau cho chúng ta?—Hãy nghĩ kỹ về
điều này!. Hạnh phúc và khổ đau chỉ là những thứ chúng ta tự tạo ra cho chúng ta
mà thôi. Khi chúng ta tạo ra cái ý tưởng rằng cái gì đó là ‘của ta’ hay là ‘ta’, thì
ngay đó chúng ta bị khổ. Mọi thứ có thể có lợi hay có hại cho chúng ta, lợi hay
hại là tùy thuộc vào hiểu biết và cách nhìn của chúng ta. Do vậy Phật đã dạy
chúng ta phải biết chú tâm vào chính mình, chú tâm vào chính hành động của
mình, và chú tâm vào những sự tạo tác của tâm mình. Hễ khi nào chúng ta quá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.