lực và hòa nhập vào ý tưởng suy lý đó. Ngay lúc này, không có sự buồn ngủ hay
hồn trầm nào cả, tâm hoàn toàn tỉnh thức.
Sau khi tâm khởi xướng tầm và hòa nhập với tứ trong một thời lượng thích
hợp, các thầy hãy hướng chú tâm về lại hơi thở. Rồi tiếp tục thiền, rồi sẽ tiếp tục
xuất hiện ý tưởng ban đầu (tầm) và ý tưởng suy lý (tứ).
(Tâm có ý tưởng chọn đối tượng hay đề mục để quán xét (đó là tầm), sau đó
tâm có ý tưởng quán xét điều tra xung quanh đối tượng đó (đó là tứ). Ý tưởng ban
đầu là tìm (tầm) ra đối tượng quán xét; ý tưởng tiếp theo là bám quanh (tứ) đối
tượng đó để quán xét, điều tra, suy lý về nó).
Rồi các thầy tiếp tục thiền, tâm tiếp tục xuất hiện ý tưởng ban đầu và ý
tưởng suy lý, lại tầm và tứ, tầm và tứ... cứ tiếp tục diễn ra như vậy. Nếu các thầy
đang quán xét về một đối tượng hay đề mục, ví dụ như một bản chất của các pháp
hữu vi (sankhāra), thì tâm sẽ trải nghiệm một sự tĩnh lặng (định) thâm sâu hơn,
và nhờ đó sinh ra yếu tố hoan hỷ (hỷ) trong tâm. Có tầm và tứ, và nhờ đó dẫn đến
niềm hạnh phúc vui tươi (hỷ lạc) trong tâm. Trong lúc như vậy sẽ không còn có
mặt hôn trầm, không còn sự buồn ngủ hay đờ đẫn trong tâm. Tâm sẽ không bị u
tối nếu chúng ta biết cách tu tập như vậy. Tâm sẽ vui tươi và khoan khoái.
Niềm khoan khoái đó sẽ bắt đầu phai dần và biến mất sau một chốc thời
gian, vì vậy lúc này các thầy có thể khởi xướng lại một ý tưởng ban đầu (tầm)
khác. Lúc này tâm sẽ vững chắc và bám chắc với đối tượng/đề mục mới—nó
không bị xao lãng. Rồi các thầy lại tiếp tục với ý tưởng suy lý (tứ), lúc này tâm sẽ
hòa nhập thành một với đối tượng đó. Khi các thầy thực hành một sự thiền tập
nào thích hợp với tính khí của mình, và nhờ đó thiền rất tốt, thì mỗi khi các thầy
chọn lấy một đối tượng thì yếu tố hoan hỷ khoan khoái sẽ tự động khởi sinh dễ
dàng: đó là trạng thái khoan khoái đến nỗi lông tóc dựng lên, còn tâm thì đắm
mình trong niềm hân hoan khoái lạc và thỏa mãn. Tâm tươi mát và cảm khoái
chưa từng có trước đó.
Khi tâm nó như vậy thì nó đâu thể nào bị đờ đẫn hay hôn trầm cho được.
Lúc này người tu cũng đâu có sự nghi ngờ nào. Cứ tầm rồi tứ, rồi tới tầm và tứ,
cứ lặp đi lặp lại như vậy, và niềm khoan khoái hoan hỷ cứ sinh ra. Rồi sau đó sẽ
yếu tố hạnh phúc (sukha, lạc).