LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 802

khiến người buồn ngủ; đó là phản ứng tự nhiên của mọi loài). Cũng giống như
thức ăn chúng ta ăn: mỗi ngày ăn một bữa. Cứ đến giờ ăn, chúng ta đưa thức ăn
vào thân. Đó là nhu cầu ăn để giữ thân sống. Nhu cầu ngủ nghỉ thì cũng giống
vậy. Đến lúc cần nghỉ ngơi, ta phải để thân nghỉ ngơi. Sau khi chúng ta đã nghỉ
ngơi đúng mực, chúng ta thức dậy. Khi thức dậy đừng để tâm lờ đờ đê mê trong
sự ngu mờ, ngái ngủ. Phải dậy và bắt tay vào việc—bắt đầu tu tập. Bắt đầu đi
thiền nhiều nhiều. Nếu các thầy bước đi quá chậm, tâm sẽ trở lại đờ đẫn và ngái
ngủ; nếu vậy phải bước nhanh hơn một chút. Hãy tự mình tìm ra nhịp bước đúng
mức nhất cho mình trong khi bước đi thiền.

Câu Hỏi: Thưa thầy, có phải vitakka (tầm) và vicāra (tứ) là một?

Ajahn Chah: Khi thầy đang ngồi thiền và bất ngờ có ý nghĩ về một ai đó

khởi lên trong đầu thầy—đó được gọi là ý nghĩ hay ý tưởng ban đầu, tức là
vitakka (tầm). Rồi thầy lấy cái ý tưởng ban đầu (về người đó) và bắt đầu suy xét
suy lý về nó một cách chi ly, kỹ càng—đó được gọi là vicara (tứ). Vitakka (tầm)
là chọn lấy ý tưởng đó làm đối tượng/đề mục; còn vicāra (tứ) là điều tra suy lý
xung quanh cái đối tượng/đề mục đó. Ví dụ, chúng ta chọn ý tưởng về cái chết
làm đề mục và bắt đầu quán xét về nó như vầy: ''À, tôi sẽ chết, mọi người đều sẽ
chết, mọi chúng sinh đều sẽ chết; khi chết họ sẽ đi về đâu?''. Rồi dừng lại! Dừng
lại và mang ý tưởng đó trở lại (tức là chọn [tầm] cái ý tưởng đó trở lại để làm đề
mục). Rồi tiếp tục suy lý quán xét về nó. Rồi sự thiền quán cứ tiếp tục như vậy,
tầm và tứ, rồi tầm đến tứ..., rồi sau một khoảng thời gian thích hợp thì dừng lại;
dừng lại và hướng sự chú tâm chánh niệm trở lại đối tượng ban đầu là hơi-thở.
Nhiều lúc cái ý tưởng suy lý (tứ) đó cứ lăng xăng, lờn vờn và không quay về lại,
do vậy chúng ta cần phải dừng lại. Cứ chú tâm vào đó cho đến khi tâm sáng tỏ và
rõ ràng.

Nếu chúng ta tu tập ý tưởng suy lý (vicāra, tứ) với một đối tượng phù hợp

với tính khí của ta, thì ta có thể trải nghiệm lông tóc của thân dựng đứng lên,
nước mắt chảy ra ràng rụa, đó là một trạng thái cực kỳ khoan khoái, rất nhiều
điều sướng khoái hỷ lạc xảy đến.

Câu Hỏi: Thưa thầy, điều này có thể xảy ra đối với bất kỳ ý nghĩ nào hay

không, hay đó chỉ đơn thuần là một trạng thái tĩnh lặng (định) xảy ra?

Ajahn Chah: Đó là khi tâm được tĩnh lặng. Ý nghĩ đó không phải là một sự

phóng tâm bình thường. Ta ngồi thiền với một cái tâm bình lặng và rồi ý tưởng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.