LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 801

Điều này xảy ra trong tư thế ngồi thiền. Sau một thời gian ngồi thiền, các

thầy có thể đứng dậy và đi thiền. Tâm có thể giống y vậy trong tư thế đi thiền. Đi
thiền cũng tương tự, nó không buồn ngủ, nó cũng liên tục có tầm và có tứ, lại tầm
và tứ, rồi yếu tố khoan khoái hoan hỷ đó cũng khởi sinh. Lúc đó không sẽ có mặt
bất cứ chướng ngại (nīvarana)

204

nào và tâm không bị ô nhiễm lúc đó. Dù sự gì

xảy ra, đừng để ý; lúc này các thầy không cần phải nghi ngờ về những trải
nghiệm mà mình có thể có trong khi thiền tập ở giai đoạn này, cho dù trải nghiệm
đó có thể như là ánh sáng, sự hỷ lạc, hay bất cứ là gì. Đừng dung dưỡng sự nghi
ngờ về những trạng thái đó của tâm. Dù tâm bị u tối hay tâm được bừng sáng thì
cũng đừng chú trọng đến những trạng thái đó, đừng để dính theo những trạng thái
đó. Cứ buông bỏ, cứ gạt bỏ chúng qua một bên. Cứ tiếp tục bước đi thiền, cứ tiếp
tục ghi nhận mọi sự đang diễn ra trong tâm mà không bị mê dính theo chúng.
Đừng thấy khổ vì những trạng thái đó của tâm. Đừng có nghi ngờ gì về chúng.
Chúng chỉ là những trạng thái như chúng là, chúng chỉ xảy ra như những hiện
tượng tự nhiên của tâm mà thôi. Nhiều lúc tâm vui. Nhiều lúc tâm buồn. Trong
tâm, lúc có thể sướng, lúc có thể khổ; hoặc có lúc là bế tắt, bít bùng. Thay vì cứ
nghi ngờ, chỉ cần hiểu biết rằng đó chỉ là những trạng thái của tâm; một trạng thái
nào của tâm xảy ra là do lúc đó các nhân đã hội đủ chín muồi để xảy ra trạng thái
đó. Ngay lúc này một trạng thái tâm đang thể hiện; đó là cái mà người tu cần ghi
nhận. Cho dù tâm đang u tối, ta cũng không cần phải thất vọng về nó. Nếu tâm có
sáng tỏ, ta cũng không nên quá khích quá mừng vì nó. Đừng có bất cứ nghi ngờ
gì về những trạng thái của tâm, cũng đừng nghi ngờ gì về những phản ứng của
mình đối với những trạng thái đó (nếu ta có phản ứng này nọ).

Cứ bước đi thiền cho đến khi các thầy thực sự thấy mệt, sau đó ngồi xuống.

Khi ngồi xuống, hãy quyết định tâm là ta ngồi xuống; đừng có ngồi đại ngồi
xuống một cách hời hợt. Rồi khi ngồi thiền thầy lại thấy buồn ngủ, hãy mở mắt
và chú tâm vào một đối tượng phía trước. Như vầy, cứ đi thiền đến khi nào tâm
tách ly khỏi những ý nghĩ và tâm được tĩnh tại, lúc đó thầy mới quay lại ngồi
xuống thiền. Nếu thầy thấy sáng suốt và tỉnh thức, thầy có thể nhắm mắt ngồi
thiền. Nếu thầy bị buồn ngủ trở lại, mở mắt ra và chú mục vào một đối tượng nào
phía trước.

Đừng có cố thiền suốt ngày suốt đêm. Khi nào thấy buồn ngủ thì thầy cứ đi

ngủ để thân được nghỉ ngơi. (Về khoa học, khi thân mệt cần nghỉ ngơi thì nó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.