LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 803

ban đầu đó xuất hiện. Đó là vitakkha (tầm). Ví dụ, tôi vừa nghĩ đến người anh
của tôi mới qua đời. Hoặc tôi nghĩ đến một vài người thân khác. Đây là lúc tâm
đang tĩnh lặng—sự tĩnh lặng không phải là thứ gì chắc chắn ổn định, nhưng ngay
lúc này tâm đang được tĩnh lặng. Sau khi ý nghĩ ban đầu (tầm) đó xuất hiện, tôi
tiếp tục đi vào ý nghĩ suy lý (tứ), tức là tôi tiếp tục quán xét suy lý xung quanh
cái ý nghĩ ban đầu đó. Nếu dòng ý nghĩ đó đang là thiện khéo và tốt lành, thì nó
dẫn tới sự thư thái của tâm và sự vui sướng, và lúc đó khởi sinh một niềm khoan
khoái hoan hỷ do chính tâm tự trải nghiệm. Sự khoan khoái hoan hỷ (hỷ, piti)
được sinh ra từ hành động tầm và tứ diễn ra bên trong một trạng thái tĩnh lặng.
Chúng ta không cần phải đặt tên cho trạng thái đó là tầng thiền định (jhana), Nhất
Thiền, hay Nhị Thiền gì đó. Chúng ta chỉ cần gọi đó là sự tĩnh lặng (định). (Trong
giai đoạn này, yếu tố hỷ là nổi bật, bên cạnh hai yếu tố là tầm và tứ).

Yếu tố tiếp theo là hạnh phúc, tức yếu tố lạc (sukha). Là vầy, theo tiến trình

từ đầu, ta cứ tiếp tục tu tập với tầm và tứ như đã nói trên. Cuối cùng, đến một lúc
nào đó tâm sẽ dẹp bỏ luôn những tầm và tứ đó đặc biệt khi trạng thái tĩnh lặng
(định) càng lúc càng thâm sâu hơn. Tại sao tâm bỏ tầm và tứ? Bởi trạng thái tâm
lúc này đã trở nên tinh lọc, tinh tế và vi tế hơn nhiều. Tầm và tứ (vitakka
vicāra) lúc này vẫn còn thuộc dạng tương đối thô tế hơn, do đó chúng phải bị dẹp
bỏ. Chỉ còn lại yếu tố hân hoan (hỷ) cộng với niềm hạnh phúc (lạc) và yếu tố hợp
nhất-điểm của tâm. Đến khi tâm đạt đến hết mức những yếu tố này, tâm trở thành
trống không. Đó chính là trạng thái thiền định sâu.

Trong giai đoạn thiền này, chúng ta không cần phải mê dính theo hay trú tâm

vào bất kỳ yếu tố hỷ, hay lạc hay nhất- điểm nào hết. Những trạng thái đó sẽ tự
nhiên diễn tiến từ bước này sang bước tiếp theo. Tiến trình là như vầy, (i) ban đầu
có những ý tưởng tầm và tứ (vitakkavicāra), rồi có yếu tố hoan hỷ (piti), rồi
có yếu tố lạc (sukkha), và rồi có yếu tố hợp nhất-điểm của tâm (ekaggatā). Đó là
năm yếu tố chính của trạng thái tầng thiền định jhana.

Rồi tiến trình tâm loại bỏ các yếu tố tiếp diễn ra như vầy: (ii) sau khi những

ý nghĩ tầm và tứ bị dẹp bỏ, còn lại những yếu tố hỷ, lạc và nhất-điểm của tâm.
(iii) Rồi sau khi yếu tố hỷ bị dẹp bỏ,

205

còn lại yếu tố lạc và nhất-điểm của tâm.

(iv) Rồi sau khi yếu tố lạc cũng bị dẹp bỏ luôn, thì cuối cùng chỉ còn lại yếu tố
nhất-điểm và yếu tố buông-xả (upekkha) trong tâm. Điều này có nghĩa là: theo
tiến trình, tâm càng lúc càng trở nên tĩnh lặng hơn và tĩnh lặng hơn nhiều; song

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.