LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 835

sống của con người, đặc biệt khi chúng tôi quán xét so sánh lẽ sống của chúng tôi
trước đó và lẽ sống xuất gia từ bỏ của chúng tôi sau đó. Sự so sánh đó giúp chúng
tôi càng có thêm niềm hạnh phúc của sự thoát ly. Do vậy niềm hoan hỷ hạnh
phúc đã khởi sinh trong chúng tôi.

Giáo Pháp đã tạo ra những cảm nhận như vậy trong tim tôi. Tôi không biết

có ai để chia sẻ cảm nhận đó. Tôi đã trở nên tỉnh thức, và dù tôi có đang trong
tình cảnh nào tôi vẫn luôn tỉnh thức và tỉnh giác. Điều đó có nghĩa là tôi đã có
được ít nhiều Giáo Pháp trong tâm tôi. Tâm tôi đã tỏ sáng và tôi nhận biết được
nhiều thứ. Tôi trải nghiệm niềm khoan khoái và hạnh phúc trong cách sống tu
hành của mình.

Nói đơn giản hơn, tôi cảm thấy mình khác người khác. Tôi thấy mình trưởng

thành, một người bình thường nhưng có thể sống trong rừng như vậy. Tôi chẳng
có chút tiếc nuối hay thấy mình bị thua thiệt hơn người chút nào hết. Khi tôi nhìn
thấy cảnh những người khác sống gia đình, tôi nghĩ đó là điều đáng tiếc. Tôi nhìn
quanh và tự hỏi không biết có bao nhiêu người có gia đình bận rộn mà có thể tu
hành được? Tôi nghĩ rất hiếm! Từ đó, tôi đi đến có được một lòng tin và niềm tin
tưởng vào con đường xuất gia tu tập mà tôi đã chọn. Và chính niềm tin đó đã hỗ
trợ tôi cho đến tận bây giờ.

Hồi mới đầu ở chùa Wat Pah Pong này, tôi chỉ có bốn, năm Tỳ kheo sống tu

cùng với tôi. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Giờ nhìn lại tôi thấy rằng, hầu hết
những Phật tử chúng ta đều thiếu hụt về thực hành. Đến thời bây giờ cũng vậy,
khi quý vị bước đến một ngôi chùa hay thiền viện, quý vị chỉ thấy những kuti
(chòi, cốc), thấy có thiền đường, thấy có điện thờ, vườn chùa và đầy những tu sĩ.
Thấy vậy nhưng không thấy cái gì là cốt lõi của đạo Phật (Buddha-sāsanā), quý
vị không tìm thấy nó. Thời bây giờ ngay cả trong chùa cũng khó tìm thấy người
tu tập nhiệt thành, khó tìm thấy những bậc chân tu. Tôi thường nói về điều này;
đó chính là lý do đáng buồn.

Ngày trước tôi cũng có một đạo hữu, thầy ấy thích nghiên cứu kinh điển hơn

là thực hành. Thầy ấy học thông thạo kinh điển Pali và cả phần Vi Diệu Pháp
(abhidhamma). Thầy ấy bỏ lên thủ đô Bangkok theo con đường hàn lâm chính
quy, năm ngoái thầy ấy học xong và nhận nhiều bằng cấp chứng chỉ cho học vị
của mình. Do vậy thầy ấy có tên tuổi, có ‘thương hiệu’. Còn tôi tu ở vùng xa
vùng sâu này chẳng có học vị hay ‘thương hiệu’ nào hết. Tôi tự học ‘ngoài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.