LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 838

đầu đi tu đây đó trong rừng theo truyền thống tudong (tu du hành) ở quanh khu
vực chùa này. Chúng tôi không trụ trong khu vực chùa mà vô tận trong rừng sâu
tìm chỗ im lặng để ngồi tu. Dần dần số tu sĩ cũng khá hơn, tôi lấy kinh nghiệm
chỉ dạy ít nhiều cho mấy sư đệ và sau đó họ tự mình quay vô rừng để tiếp tục
thực tập việc ngồi thiền, đi thiền. Chúng tôi tu tập như vậy trong mùa khô; chúng
tôi không cần phải đi bộ tới các miền xa để tìm rừng núi để tu, bởi chúng tôi đang
ở ngay trong rừng, gần sát bên rừng sâu. Chúng tôi thực hiện những bài tu tập của
lối tu du hành (tudong) ngay tại vùng này.

Còn đến thời bây giờ, sau kỳ An Cư mọi người đều muốn tỏa đi khắp nơi.

Kết quả là việc tu tập của họ thường không được liên tục. Điều quan trọng là phải
duy trì tu tập một cách đều đặn và tận tâm nhờ đó quý vị mới nhìn thấy được
những ô nhiễm của mình. Cách tu như vậy mới là thực tốt và uyên nguyên. Hồi
xưa điều kiện tu hành khó hơn nhiều. Hồi đó giống tu khổ đến mức như không
còn là người: giống như phải chịu khổ đến chết mới trở thành một Tỳ kheo đích
thực vậy. Hồi đó chúng tôi kiêng giữ Giới Luật (Vinaya) một cách nghiêm ngặt và
mọi người đều cảm thấy xấu hỗ về những hành động phạm giới của mình. Khi
làm những việc lặt vặt trong chùa, khi kéo nước, khi lau nhà, quý vị không nghe
các tăng nói chuyện gì cả. Tất cả đều im lặng. Khi đang rửa chén cũng hoàn toàn
im lặng. Còn bây giờ nhiều lúc tôi phải nhờ một thầy tới nhắc nhở các thầy khác
phải giữ im lặng khi đang làm đang ăn và coi thử họ nói năng liên tục vì chuyện
gì. Nhiều lúc tôi nghe như họ đang đánh nhau ngoài đó; tiếng nói ồn ào không thể
tưởng tượng chuyện gì đang xảy ra. Không còn gì là cái chùa nữa. Do vậy, tôi cứ
phải liên tục nhắc nhở và cấm họ nói chuyện, tán gẫu.

Tôi không hiểu họ cần nói về chuyện gì. Đến khi họ ăn no thì họ trở nên thất

niệm bởi họ đang cảm giác khoái sướng vì được ăn no. Tôi vẫn luôn nói họ: ''Sau
khi khất thực về đến chùa, không được nói chuyện!''. Nếu có ai hỏi sao anh không
thích nghe tôi nói, cứ nói người đó là tai mình bị điếc, nghe không được. Người
này phải nhắc người kia như vậy, nếu không cả chùa trở thành như một đàn chó.
Nói chuyện qua lại sẽ phát sinh nhiều cảm xúc này nọ, không chừng sẽ đi đến cải
lộn và đánh nhau như ở ngoài đời; nhất là lúc đang đói khát chưa ăn, chó thường
cắn xé nhau dữ lắm; lúc đói khát con người cũng lòi nhiều tính ô nhiễm. Vậy nên
sau khi khất thực về đến chùa mọi người nên im lặng và ăn trong im lặng, không
nói chuyện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.