LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 841

Thời đó chúng tôi sống không có chén dĩa gì hết. Mọi thứ đều nhét vào bình

bát. Giờ thì khác, trong chùa có một trăm tăng sĩ ăn, chúng tôi cần đến năm người
để rửa chén dĩa. Đôi lúc họ rửa cả buổi chưa xong, đến giờ Pháp thoại họ vẫn còn
phải ở dưới bếp rửa chén. Việc này cũng tạo ra nhiều phức tạp. Nhưng tôi chẳng
biết phải làm gì về điều này; tôi cứ để yên cho mọi người tự mình dùng trí tuệ
hiểu biết để suy xét.

Mọi chuyện không bao giờ hết. Những người hay phàn nàn thì luôn luôn có

chuyện để than, cho dù điều kiện bây giờ đã quá tốt quá sướng hơn hồi đó. Bây
giờ nhiều tu sĩ cực kỳ dính mắc vào mùi hương và mùi vị của thức ăn. Nhiều lúc
tôi nghe họ nói về việc đi tu du hành (tudong); họ kể chuyến đi du hành về các
vùng miền Nam gần biển, ở đó họ được cúng dường thức ăn nấu rất ngon. Rất
nhiều món ngon!. Họ nói vậy đó. Khi tâm dính đến những món ngon như vậy, nó
dính chìm trong tham dục ăn uống. Cái tâm không được kiềm chế thường lang
thang, lăng xăng và dính theo những thứ cảnh sắc, âm thanh, mùi vị, mùi hương,
những cảm nhận tiếp xúc của thân, và những ý nghĩ liên tục này nọ. Lúc đó việc
tu hành trở nên khó khăn. Lúc đó các sư thầy cũng khó chỉ dạy họ cách tu tập
đúng đắn, bởi tâm họ đang dính nặng theo những món ăn ngon và trần cảnh như
vậy. Điều đó giống như việc nuôi một con chó. Chỉ cần cho nó ăn cơm không, nó
lớn lên khỏe mạnh. Nhưng nếu bỏ thêm cà ri thơm ngon lên cơm, được vài ngày
con chó cũng không nhìn tới cơm trắng nữa. Nó đã ăn dính món cà ri ngon nên
nó quên cơm tráng luôn rồi.

Những hình sắc, âm thanh, mùi hương, mùi vị cản trở nhiều cho việc tu tập

cái tâm. Chúng có thể gây ra nhiều nguy hại cho việc tu. Nếu chúng ta không biết
quán niệm về bốn loại thứ yếu [y phục, bình bát, chỗ ở, và thuốc thang] thì con
đường đạo Phật sẽ khó được tu dưỡng trong tâm chúng ta. (Chúng ta phải hiểu rõ
và luôn nhớ quán niệm cái ý nghĩa của việc sử dụng bốn thứ thiết yếu đó—theo
kinh nói về “Bảy Cách Quán Chiếu”).

Quý vị có thể suy xét và nhìn thấy mặc dù con người đã tạo ra rất nhiều tiến

bộ về tiện nghi vật chất, nhưng những khổ đau và dục vọng theo đó cũng tăng
theo vô vàn. Và những tiến bộ đó có đi đến đâu thì cũng không thể nào mang lại
giải pháp tốt lành thực sự cho vấn nạn khổ đau của sự sống con người. Vì vậy tôi
thường nói rằng, khi quý vị đến một cái chùa, quý vị chỉ nhìn thấy các tăng sĩ,
thấy điện thờ và thấy những thất tu (cốc, chòi, kuti), nhưng các thầy không nhìn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.