LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 843

hướng dẫn mình tu sẽ làm cho bản thân mình phát triển; trọng thầy mới đáng làm
thầy; Phật đã nói hành động đó là một phúc lành cao quý nhất. (Như kinh “Điềm
Lành” (Mangala Sutta) đã ghi).

Người thành thị cũng thường thích ăn nấm.

211

Họ thường hỏi nấm có từ đâu.

Và người khác có thể nói họ nấm mọc từ đất. Rồi họ mang rổ và đi ra ngoại
thành, nghĩ rằng có thể lấy nấm mọc ở hai bên đường. Nhưng họ cứ đi, đi nữa,
lên đồi xuống ruộng, nhưng không thấy nấm đâu. Người dân làng đã đi lấy nấm
trước đó. Họ biết nấm mọc ở đâu, ở khu rừng nào. Còn người thành thị thì chỉ có
kinh nghiệm nhìn thấy nấm ở trên bàn ăn. Họ chỉ nghe nói nấm mọc trên đất và
đi tìm, nhưng không tìm thấy nấm.

Tu tập sự định tâm (samadhi) cũng giống như vậy. Chúng ta nghĩ rằng nó dễ

làm. Nhưng khi ngồi thiền, chân bị đau, lưng nhức mỏi, ta cảm thấy mệt, nóng
nực và ngứa ngáy. Rồi ta thấy nản chí, nghĩ rằng thiền định là điều xa vời, như
chuyện trên trời trên mây vậy. Ta chẳng biết làm gì nữa và trong đầu toàn thấy
những khó khăn. Nhưng nếu ta được chỉ dẫn thì có thể sẽ dễ dàng hơn.

Khi mới bắt đầu, tu tập thiền định là việc khó. Bất cứ việc gì cũng đều khó

nếu ta không biết cách làm. Nhưng nếu chịu tập luyện thì sẽ có thay đổi. Việc gì
hữu ích thì cũng đáng làm hơn những thứ vô ích. Chúng ta thường sợ phấn đấu—
đó là thói thường, và chúng ta cần phải vượt qua nó. Do vậy, sự học tu và tập
luyện một thời gian là điều cần thiết. Cũng giống như mở một con đường băng
qua rừng rậm. Lúc đầu thật khó khăn, gặp nhiều chướng ngại, vật cản. Nhưng cứ
quay lại làm tiếp, phát hoang, chặt bỏ cây cối, di dời đá núi, đắp đường, làm
cầu...dần dần người ta sẽ mở ra được con đường. Đó cũng giống như cách tu tập
cái tâm. Cứ tu tập kiên trì, tâm sẽ được phát quang, phát sáng. Đức Phật và các vị
đại đệ tử ngày xưa cũng là những người bình thường, nhưng họ đã tu tập bản thân
để tiến triển đến những tầng giác ngộ. Họ làm được nhờ tu tập, luyện tập.

Điều đó giống như việc tu tập cái tâm. Cứ liên tục tu tập, duy trì tu tập, rồi

đến lúc cái tâm sẽ bừng sáng. Ví dụ như người dân làng từ nhỏ đến lớn mỗi ngày
thường ăn cơm với cá. Khi họ tới học Phật Pháp, họ được dạy đừng sát sinh, giết
hại: chúng ta không nên giết hại chúng sinh nào. Nghe vậy người dân không biết
phải làm gì. Họ cảm thấy bị bó buộc. Chợ chính là nơi đồng ruộng ao hồ để họ
bắt cá bắt tôm về ăn. Giờ mấy ông sư thầy lại nói đừng bắt giết vật sống, đừng
giết chúng ăn thịt. Vậy chúng ta phải làm gì, nếu chúng ta nghe theo mấy ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.