kỹ vào miệng cá cắn câu, chảy máu, ngáp thở, đuối sức, sắp chết, và chết. Ông
cảm thấy xót thương cho kẻ bị mình giết hại. Và từ đó ông mới thôi câu cá.
Nhưng ông ta cũng câu ếch. Ông cứ đi câu ếch về ăn thịt. Tôi đã bảo ông
“Đừng làm những việc đó nữa. Nếu không ngừng được, ông hãy nhìn vào con
ếch trước khi giết nó”. Khi ông nhìn vào con ếch sắp bị giết, ít nhiều ông cũng
liên tưởng đến những sinh linh, những sinh vật hữu tình, và chắc lòng từ bi khởi
sinh. Khi ông đến tu viện, tôi khuyên dạy ông như vậy, nhưng về nhà thì vợ ông
thuyết giảng khác. “Nếu không giết ếch thì không có gì để ăn.” Ông cảm thấy
khổ đau, sư thầy thì cấm giết, vợ thì bắt phải giết. Đời đúng là khổ.
Nhưng sau đó vợ ông cũng nghe theo. Ông đi cày ruộng, hễ gặp cá, ếch ông
đều tìm cách thả xuống kênh rạch. Gặp cá bị mắc lưới, ông cũng thả cá ra. Một
hôm ông đến chơi nhà người bạn, nhìn thấy trong lu toàn ếch bị nhốt chờ giết
thịt. Ông nhìn xung quanh không thấy ai, ông thả hết ra. Vợ người bạn biết ông là
người thả nên nói rằng: “Chính thằng cha Từ Bi thả chứ không ai”. Nhưng dường
như còn sót một con. Người vợ đó giết, sát muối ớt rồi đem đi nướng ăn. Bà nói
rằng, từ bi là gì, ai cũng cần phải ăn để sống. Nhìn cảnh đó, ông đã quyết định đi
tu luôn.
Ông được thọ giới ở một ngôi chùa làng. Sau đó ông hỏi thầy thọ giới rằng
ông cần phải làm gì. Thầy thọ giới chỉ: “Nếu con thực sự đi tu nghiêm túc, con
phải tập thiền. Theo học một thiền sư; không ở gần nhà cửa”. Ông ngủ một đêm
và sáng mai ông từ biệt, ông hỏi đường đi đến gặp ngài Ajahn Tongrat, một thiền
sư nổi tiếng lúc đó.
Thiền sư Tongrat đón chào và khen ngợi “Lành thay! Nhiều công đức”. Rồi
ngài chỉ gốc cây gần bên và nói: “Hãy bắt chước như gốc cây này. Đừng làm gì
hết, chỉ cần làm theo gốc cây này”. Đó là cách ngài dạy ông ta thiền tập.
Ông ta bắt đầu nghĩ ngợi: thiền kiểu gì đây? Ajahn
chỉ làm giống như gốc
cây kia là sao? Ông cứ suy tư về điều đó ngay cả khi đứng, khi ngồi, khi nằm
ngủ. Ông nghĩ bắt đầu từ hạt giống, nảy mầm, mọc lên thành cây, cây lớn lên và
già đi, và cuối cùng bị chặt, chỉ còn trơ lại cái gốc cây như vậy. Không còn mọc
lại nữa, chẳng còn gì hơn là một gốc cây đã chết. Ông ta cứ suy xét những điều
đó, và dần dần gốc cây trở thành đối tượng thiền (đề mục thiền) của ông. Rồi ông
bắt đầu suy xét (quán chiếu, quán niệm) tất cả những thứ khác trên đời, rồi hướng