sục, hoặc bị dùng để rửa những thứ dơ bẩn, nhưng nó chẳng hề gì. Lửa có thể
dùng để đốt cháy những thứ đẹp, thứ xấu, thứ thơm tho, thứ bẩn thỉu. Nó cũng
chẳng phiền hà gì. Khi gió thổi, nó thổi bay tất cả mọi thứ, thứ tươi đẹp và thứ
xấu xí, thứ hữu ích và thứ vô ích. Nó chẳng để ý gì đến những thứ đó.
Đức Phật đã dùng ví dụ này. Cái đống thân của ta chỉ đơn giản là sự kết hợp
của bốn yếu tố tứ đại đất, nước, khí nhiệt. Nếu ta muốn tìm thấy có ‘ai’ trong đó,
ta chẳng tìm thấy gì. Đó chỉ là tập hợp của bốn yếu tố tứ đại. Nhưng cả đời chúng
ta chẳng bao giờ hiểu được đống thân này chỉ là những yếu tố đó, chẳng bao giờ
phân tách ra như vậy. Chúng ta chỉ nghĩ rằng “Đây là ta. Đây là thân của ta”.
Chúng ta luôn nhìn mọi thứ với một cái ‘ta’, cái ‘ngã’, một ‘con người’, mà
chẳng hề nhìn ra thân này chỉ là đất, nước gió, lửa. (Ngay cả khi nhìn một xác
chết đang tan rã và thối nát, chúng ta vẫn không nghĩ ra đó chỉ thực sự là một
đống đất, nước, gió, lửa). Đức Phật đã dạy về điều này. Phật dạy về bốn yếu tố tứ
đại và mong chúng ta nhìn ra rằng thân chỉ là vậy, chẳng có ‘ai’ ở bên trong cái
đống thân đó cả. Hãy quán niệm (suy xét) về những yếu tố này của thân để thấy
được không có một ‘ai’ hay một ‘người’ nào bên trong nó, đó chỉ là đất, nước,
gió, lửa.
Điều này thật sâu sắc, phải không? Đó là điều sâu sắc đang bị che giấu—
người ta nhìn nhưng chẳng mấy ai thấy được điều đó. Chúng ta chỉ quen nghĩ về
cái ‘ta’, về ‘con người ta’, về ‘thân tướng của ta’ hoặc ‘của ai đó’. (Chúng ta cứ
coi thân này là một ‘con người’, mỗi người mỗi thân tướng, mỗi thân là mỗi
‘người’). Nếu còn nghĩ về một cái ‘ta’ và ‘thân của ta’ như vậy thì sẽ rất khó mà
tu thiền cho được thâm sâu. Nó không nhìn ra lẽ thật và không đạt đến chân lý, và
do vậy chúng ta không thể vượt qua vẻ về ngoài (giả danh) của mọi thứ. Chúng ta
còn bị dính kẹt vào những quy ước của thế gian; và khi còn dính kẹt vào những
quy ước thế gian có nghĩa là vẫn còn dính trong vòng luân chuyển luân hồi: Có
rồi mất, sinh rồi tử, tử rồi sinh, vẫn còn chịu khổ trong cảnh giới ngu mờ vô
mình. Những gì chúng ta muốn và ước không bao giờ xảy ra theo ý ta, bởi vì
chúng ta nhìn mọi thứ một cách sai lầm.
Với loại gông cùm chấp thủ (ngã chấp, thân kiến) như vậy, chúng ta vẫn còn
ở rất xa với con đường chứng ngộ giáo pháp.
Vậy hãy bắt tay vào tu tập. Đừng có nói: “Khi nào tui già tui sẽ vô chùa tu''.
Già là lúc nào? Người trẻ cũng già đi hàng ngày như người già. Từ lúc sinh ra