LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 846

về bên trong bản thân mình. Rồi bắt đầu nhận ra: “Sau một quãng đời ngắn ngủi,
ta rồi cũng trở thành như gốc cây kia, trở thành thứ vô dụng mà thôi”.

Sau khi nhận ra lẽ thật này của tất cả mọi thứ và bản thân mình, ông quyết

định không còn thoái tâm bồ-đề hay hoàn tục nữa. Một khi tâm của một người đã
quyết định như vậy thì không còn gì có thể ngăn cản bước đường tu hành của
người đó nữa.

Tất cả chúng ta đều giống nhau về kiếp sống này, tất cả chúng ta đều phải

chết. Hãy nghĩ về điều này mà áp dụng nó vào việc tu hành. Sinh ra làm người
với đầy những khó khổ. Và không phải chỉ có những khó khổ trước mắt—mà
những khó khổ cho tương lai và cho cả kiếp sau. Người trẻ lớn lên, người lớn già
đi, người già bệnh yếu, người bệnh yếu rồi chết đi. Cứ như vậy dòng đời diễn ra,
cái chu kỳ chuyển hóa khôn ngừng chẳng bao giờ ngừng lại hay chấm dứt. Do
vậy, Phật dạy chúng ta thiền.

Về thiền tập, trước mắt chúng ta nên tu tập thiền định (samadhi), đơn giản

có nghĩa là làm cho tâm được tĩnh tại và yên bình. Giống như nước trong chậu:
nếu không giữ cho chậu nước ở yên, nếu cứ quấy động nó, nước sẽ không được
tĩnh tại, bùn cặn sẽ làm nước đục mờ. Tâm cũng vậy, nếu tâm luôn bị kích thích,
luôn bị quấy động bằng những thứ bên ngoài, thì tâm không được tĩnh lặng và
bình yên, tâm bị vẫn đục bởi những thứ đó, và do vậy không nhìn thấy mọi sự
một cách trong suốt, rõ ràng. Nếu để yên chậu nước, bùn cặn sẽ lắng xuống, nước
trở nên trong suốt, và ta nhìn thấy được những gì trong đó. Nếu giữ cho tâm được
tĩnh lặng, tâm sẽ trở nên bình yên và trong suốt, và nó sẽ nhìn thấy mọi sự một
cách rõ ràng. Giữ cho chậu nước yên định. Giữ cho tâm được cố định và tĩnh tại
vào một đối tượng thiền. Đó là thiền định. Khi tâm lắng xuống và tĩnh tại, trí tuệ
sẽ khởi sinh để có thể nhìn thấy mọi sự. Ánh sáng chiếu rọi của trí tuệ vượt qua
mọi thứ ánh sáng khác. (Nguyên lý căn bản của thiền là vậy).

Lời khuyên của Đức Phật về tu thiền là gì? Phật dạy chúng ta hãy tu tập như

đất, tu tập như nước, tu tập như gió, tu tập như lửa. Tu tập như những “thứ xưa”,
những thứ cấu tạo nên chúng ta: Yếu tố cứng của đất, yếu tố lỏng của nước, yếu
tố động của gió, yếu tố nhiệt của lửa.

Nếu có ai đào xới đất, đất chẳng thấy phiền hà. Nó có thể chịu bị cày, bị xới,

bị làm ngập nước. Những thứ thúi rửa có thể được chôn trong đất. Nhưng đất vẫn
bàng quan, chẳng than phiền gì. Nước thì có thể bị đông lạnh ngắt, hay bị nấu sôi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.