thầy thì lấy gì mà ăn? Mới bấy nhiêu đã thấy bí đường. Đối với dân thường
chúng ta hình như chẳng có đường nào để tu hết. Chợ thức ăn chính là ao hồ rừng
núi, không bắt cá tôm hay con vật nào làm thức ăn thì ta lấy gì ăn.
Tôi đã cố khuyên dạy mọi người những cách để giải quyết vấn đề chỗ này.
Là như vầy: nông dân thì ăn cơm. Nhiều vùng nông thôn người trồng nông thì ăn
cơm. Vậy ở thành thị thì thợ may ăn gì, ăn máy may luôn hả? Hay ăn vải? Phải
suy xét về điều này trước. Nếu mình là nông dân thì mình ăn cơm, ăn trái cây.
Nếu có ai kêu mình làm nghề khác, mình trả lời là không, làm nghề khác không
cớ cơm cà trái cây để ăn.
Nhưng diêm quẹt thì mình đâu làm được, vậy mình phải đi mua, đúng
không? Còn những thứ chén dĩa muỗng đũa mình dùng để ăn mình cũng phải đi
mua, chứ mình đâu làm được chúng, đúng không?
Rất nhiều thứ chúng ta không làm được, nhưng vẫn có thể mua bằng tiền.
Đó là dùng trí khôn để kiếm tiền và mua chúng. Trong việc thiền tập cũng vậy,
chúng ta cũng cần biết làm như vậy. Chúng ta tìm những cách để tránh những
điều sai xấu và tu tập những điều đúng đắn. Hãy nhìn Phật và các vị đệ tử. Trước
kia họ cũng là những người thường như chúng ta, nhưng nhờ biết tìm cách và biết
khéo tu tập nên họ đã dần dần nhập lưu vào dòng Thánh Đạo và sau đó trở thành
những bậc thánh A-la-hán. Họ làm được nhờ biết tìm cách tu tập khéo léo. Dần
dần trí tuệ khởi sinh. Sự xấu hỗ (hiri) và sợ sệt (ottappa) về điều xấu ác (như sát
sinh) đã khởi sinh trong tâm họ.
Trước kia tôi có dạy cho một người tu, thực ra ông là một người tại gia đến
ở lại thiền viện để học tu thiền và sống giữ tám giới (Bát trai giới) trong những
ngày lễ Phật giáo ở chùa Wat Pah Pong, nhưng ‘cái tội’ là ông vẫn còn thích đi
câu cá.
Tôi đã dạy, đã giải thích cho ông về việc câu cá là không đúng. Ông ta cũng
thấy một số điều đúng sai, nhưng lại vẫn đi câu. Tôi lại khuyên, nhưng ông vẫn
cứ đi câu. Ông nói rằng ông không giết cá, tại cá đến ăn mồi câu của ông (!). Ông
lại biện hộ: “Con cá nào đã hết nghiệp làm cá, hãy đến ăn mồi câu của ta. Con cá
nào còn chưa hết nghiệp làm cá, đừng đến ăn câu của ta”(!). Nhưng cá vẫn ăn
câu, và ông ta thì biết gì về con cá nào và nghiệp nào. Sau đó, ông bắt đầu nhìn