LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 853

Cách tu của tôi cũng hơi lạ so với người khác. Hồi mới xuất gia đi tu, tôi có

rất nhiều nghi ngờ và nghi vấn. Nhưng tôi không thích hỏi người khác về những
điều đó. Ngay cả khi tôi gặp sư phụ Ajahn Mun, tôi cũng không hỏi gì nhiều. Tôi
cứ ngồi và lắng nghe thầy ấy giảng giải. Tôi có nghi vấn nhưng tôi vẫn không
hỏi. Hỏi ai điều gì giống như mượn dao của người đó để cắt chặt thứ gì. Cứ đi
mượn thì suốt đời ta chẳng có con dao nào của mình. Tôi cảm thấy vậy. (Tôi nghĩ
mình nên tự đi tìm câu trả lời bằng chính tâm mình, lúc đó dao sẽ là dao của
mình, trí tuệ sẽ là trí tuệ của chính mình, không phải nhờ trí tuệ của người khác
để hiểu biết một vấn đề). Do vậy tôi chẳng muốn hỏi nhiều. Khi tôi sống tu với sư
phụ của tôi trong một hai năm, tôi lắng nghe những lời giáo huấn của thầy và cố
gắng tự mình thực tập những lời dạy đó. Bằng cách đó tôi tự tìm thấy câu trả lời
cho những nghi vấn của mình. Tôi hơi khác những đạo hữu khác, nhưng tôi biết
làm vậy mới có khả năng phát triển phần trí tuệ (tuệ); đó chính là cách làm cho
mình tìm thấy nguồn gốc sự thật và trở nên khôn ngoan. Tôi không để mình bị
lãng tâm, tôi luôn chú tâm quán xét mọi thứ cho đến khi có thể tự mình nhìn thấy.
Làm như vậy mới tăng sự hiểu biết và cùng lúc giảm bớt những nghi ngờ; lý rõ
ràng là như vậy.

Lời khuyên của tôi dành cho các thầy là đừng để mình bị bao phủ trong

những nghi ngờ và nghi vấn! Hãy buông bỏ mọi nghi ngờ và nghi vấn, cứ trực
tiếp quán xét mọi thứ mình đang trải nghiệm. Mọi cảm nhận sướng và khổ của
thân này ta không nên quá quan trọng về chúng. Khi nào ngồi thiền thấy quá khó
chịu, đau nhức, mệt mỏi, thì thay đổi tư thế một chút. Cố chịu đựng hết sức mình,
khi nào chịu hết nỗi mới thay đổi tư thế một chút. Đừng thay đổi liên tục, đừng
cựa quậy liên tục. Phải tu tập sự chú tâm [chánh niệm]—đó mới là cái quan
trọng. Chánh niệm và khả năng chánh niệm mới là cái chính. Thực tập ngồi thiền
và đi thiền càng nhiều càng tốt, mục tiêu chúng ta là tu tập cho được khả năng
chánh niệm mạnh mẽ nhất, hiểu biết mọi thứ một cách hoàn toàn. Chỉ cần như
vậy là đủ.

Mong các thầy ghi nhớ điều này để quán xét. Dù các thầy đang thực tập theo

cách nào, khi những đối tượng tâm khởi sinh, dù là sướng hay khổ, bên trong hay
bên ngoài, những thứ đó được gọi là arom, là thế giới, là những hiện tượng của
tâm. Ai luôn ý thức biết rõ về những hiện tượng của tâm [thế giới, những thứ hữu
vi... muốn gọi sao cũng được] thì người đó được gọi là biết rõ về ''tâm''. Thế giới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.