Chúng ta xây cái đập để ngăn giữ nước, nhưng đập nước cần phải có cống
xả để xả nước tràn, vì nếu ép giữ không cho nước xả thoát nó sẽ tức bể đập.
Trong tu tập chúng ta cũng nên như vậy. Nhiều lúc chúng ta có thể dùng năng lực
ý chí để thúc ép bản thân và kiểm soát tâm, nhưng đừng quá say sưa với việc đó.
Chúng ta tu thiền là muốn dạy dỗ cái tâm, chứ không chỉ kiểm soát nó, để nó có ý
thức tỉnh giác và thường biết. Nếu ép uổng quá mức sẽ làm điên đầu. Điều quan
trọng nhất là phải duy trì và tăng cường sự tỉnh giác và sự tinh nhạy. Con đường
đạo của chúng ta là như vậy.
Có rất nhiều ích lợi có được từ việc thiền tập, từ việc quán sát cái tâm của
mình. Tự tập quán sát cái tâm của chính mình mới là việc quan trọng thứ nhất.
Những giáo lý các thầy học từ kinh điển và giảng luận là đúng và có giá trị,
nhưng chúng chỉ là thứ hai. Đó là cách người ta ghi chép và giảng giải về sự thật.
Nhưng sự thật đích thực thì vượt trên ngôn từ chữ nghĩa. Đôi khi những giảng
luận là không đồng nhất nhau hoặc khó hiểu, và thậm chí qua nhiều đời giảng
luận chúng càng trở nên khó hiểu hơn. Nhưng cái sự thật chân lý mà họ đã có
được và miêu tả lại bằng chữ nghĩa vẫn là cái chân-như, và sự thật chân như đó
không bị ảnh hưởng bởi ai nói hay ai làm hay ai giảng luận.
(Vì sự thật đơn giản là sự thật. Đó là sự thật mà Phật đã giác ngộ và giảng
giải lại cho chúng ta. Nhưng do chúng ta chưa tự thân giác ngộ nên chúng ta chỉ
hiểu được sự thật qua những ngôn từ chữ nghĩa mà Phật đã nói hoặc các vị thầy
giảng giải lại. Dù cho kinh điển và giảng luận qua bao đời có bị bóp méo đi ít
nhiều, những sự thật vẫn là sự thật. Ví dụ như: lẽ vô thường, sự khổ, sự vô
ngã...là những sự thật, cho dù ai có giải thích chúng bằng những cách khác nhau).
Sự thật đó là: quy luật và trạng thái nguyên thủy tự nhiên của mọi thứ vẫn
không thay đổi và bị lạc hậu theo thời gian. Những ngôn ngữ người ta dùng để
giảng luận về sự thật có thể bị mai một và lạc hậu theo thời gian, nhưng bản thân
sự thật thì không. Cái Phật nhìn thấy là cái đầu tiên, đó là sự thật. Cái người ta
ghi chép lại hoặc giảng luận là cái thứ hai hoặc thứ ba, là thứ đã qua tay ghi chép,
diễn dịch và giảng luận bởi nhiều người, nhiều đời. Những kinh điển và giảng
luận luôn luôn rất hữu ích để người ta truyền thừa và học hiểu và phát triển, tuy
nhiên những ngôn ngữ đó luôn bị thay đổi và có thể bị lạc hậu theo thời gian.
Cũng như dân số càng lúc càng đông thêm thì những vẫn đề vấn nạn càng
tăng theo. Đó là lẽ tự nhiên. Càng nhiều người thì càng thêm nhiều vấn đề phải