LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 857

giải quyết. Những nhà chính sách và nhà giáo dục phải tìm cách dạy cho mọi
người những cách đúng đắn và điều tốt để sống, cách giải quyết những khó khăn
trong đời sống. Việc đó là rất hữu ích và cần thiết, nhưng đó vẫn chỉ là những
điều thuộc về ý tưởng và quy ước của con người. Những quy định càng ngày
càng bị lạc hậu và cần phải thay đổi và có nhiều quy định mới theo thời gian. Còn
Giáo Pháp đích thực là chân lý, nó không bị mai một hay lạc hậu theo thời gian,
bởi nó là bất biến, nó là thường hằng. Đó chính là nguồn gốc căn cơ của mọi thứ,
đó chính là chân pháp (saccadhamma), nó tự nhiên tồn tại, vô vi, không bị thay
đổi. Những người tu theo đạo Phật nỗ lực tu tập để nhận thấy [giác ngộ] sự thật
đó. Sau khi giác ngộ, có thể họ sẽ dùng các phương tiện và ngôn ngữ khác nhau
để mô tả về sự thật đó. Qua nhiều đời, những cách mô tả và ngôn ngữ giảng luận
đó mất đi ít nhiều khả năng truyền đạt của chúng cho thế hệ càng về sau; tuy
nhiên cái nguồn gốc của chúng [sự thật, chân lý] thì vẫn chân như vậy.

Do vậy Phật mới dạy chúng ta phải tập trung sự chú tâm và điều tra quán

xét. Người tu đi tìm sự thật không để bị dính vào những quan điểm và trí thức của
mình. Cũng không nên dính chấp theo sự hiểu biết của người khác. Thay vì vậy,
hãy tu tập để phát triển một loại hiểu biết đặc biệt; để cho cái sự thật chân-pháp
(sacca-dhamma) được hiển lộ ra hết.

Trong khi tu tập cái tâm, trong khi đang điều tra quán xét về chân pháp

(saccadhamma), tâm của chúng ta chính là nơi chân pháp được nhìn thấy. Hễ khi
nào còn nghi ngờ thì ta còn phải chú tâm vào những ý nghĩ, những cảm giác,
những tiến trình tâm của ta. Còn những thứ khác chỉ là bề ngoài, giả tạm. Đây là
việc các thầy phải ghi nhớ.

Khi tu tập, chúng ta sẽ gặp phải đủ loại trải nghiệm, ví dụ như sự sợ hãi. Lúc

đó ta phải dựa vào đâu? Khi tâm đang bị bao phủ trong nỗi sợ hãi thì nó đâu tìm
thấy gì để nương tựa. Đây là tình cảnh tôi đã từng nếm trải qua, lúc đó cái tâm
dính kẹt trong sự sợ hãi, không thể nào tìm thấy nơi an toàn ở đâu hết. Vậy phải
giải quyết ở chỗ nào? Phải giải quyết ngay tại chỗ nó khởi sinh. Nó khởi sinh chỗ
nào thì nó chấm dứt chỗ đó. Chỗ nào tâm có sợ hãi thì nó có thể chấm dứt ngay
chỗ đó. Nói cách đơn giản, khi tâm hoàn toàn sợ hãi thì nó chẳng biết đi đâu
khác, và sự sợ hãi có thể được diệt trừ ngay chỗ đó. Nơi không còn sợ hãi chính
là nơi sợ hãi khởi sinh. Dù tâm đang ở trong trạng thái nào, nếu nó trải nghiệm
tâm ảnh (nimitta), những viễn cảnh hoặc sự thấy biết nào đó trong khi thiền, điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.