LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 859

thấy bấy nhiêu cũng đã đủ. Ta đã biết bản chất của đống thân này là vậy, nên khi
nó còn sống ta cũng không quá hân hoan với nó mà bỏ quên chính mình. Khi nó
già, bệnh, tan rã và chết, chúng ta cũng không quá đau buồn và sợ hãi vì điều đó.
Nếu người tu nhận thức được điều này thì cũng đủ rồi. Chúng ta không cần phải
soi mói vào từng chi tiết của nó; chúng ta không cần phải lột da, xé thịt, lòi
xương để tìm hiểu về bản tính bất toại và vô thường của chúng.

Đây là điều tôi thường nói với mọi người. Nhiều người hay phân tách quyết

liệt như vậy, ngay cả khi họ đang nhìn vào cái cây. Những sinh viên học Phật hay
muốn biết việc gì là công đức và cái gì là không công đức, họ chỉ muốn biết
những dạng công đức là gì, chúng giống cái gì. Tôi đã giải thích rằng chúng
không có hình dạng nào hết. Công đức chỉ có trong sự hiểu biết đúng đắn (chánh
kiến), thái độ hành vi đúng đắn (chánh nghiệp) của chúng ta.
Nhưng họ cứ muốn
mọi thứ rõ rệt theo từng loại, dạng, chi tiết.

Do vậy tôi phải dùng ví dụ cái cây. Những sinh viên nhìn lên cái cây, họ

muốn biết tất cả mọi chi tiết của cây. Nào cây có lá, cây có rễ. Nó sống nhờ có rễ.
Những sinh viên đó muốn biết hết, thậm chí như: cây có bao nhiêu rễ? Rồi rễ
chính, rễ phụ, nhánh, cành, lá... họ muốn biết tất cả chi tiết và số lượng của các
bộ phận. Họ phải biết như vậy mới cảm thấy mình có sự hiểu biết rõ ràng về cái
cây. Nhưng Phật đã nói người nào muốn biết theo kiểu đó thực sự chỉ là người
‘khá’ ngu. Không nhất thiết phải biết hết tất cả những bộ phận đó. Chỉ cần biết có
rễ và có lá là đủ. Bộ chúng ta muốn đếm số lá trên cây lắm sao? Nếu chúng ta
nhìn vào một cái lá, chúng ta sẽ biết rõ về những lá khác của cây; đâu cần phải
nhìn soi tất cả mọi chiếc lá.

Cũng giống như người. Nếu chúng ta hiểu biết về bản thân mình, chúng ta

sẽ biết rõ về mọi người khác trên thế gian, đâu cần phải khám xem tất cả họ. Phật
muốn chúng ta nhìn vào bản thân mình. Chúng ta ra sao, người ta cũng vậy thôi,
cùng một nhân loại. (Đó là phương pháp quy nạp hay quy kết). Đều là những
sāmaññalakkhana: những người có cùng những đặc tính như nhau. Tất cả mọi
thứ tồn tại có điều kiện, đều do duyên hợp mà có, đều là hữu vi (sankhāra), mọi
thứ đều chỉ là vậy.

Vậy, chúng ta tu tập sự định tâm (samādhi) để có năng lực dẹp bỏ những ô

nhiễm trong tâm, để sản sinh ra sự hiểu biết và tầm nhìn, và để buông bỏ được cái
thân năm uẩn (khandha). Nhiều lúc người ta bàn tán về thiền định (samatha).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.