LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 861

theo đủ kiểu lý thuyết, họ càng nói càng làm cho mọi thứ mập mờ và lẫn lộn. Chỉ
có sự thật là chân đế (saccadhamma) là không mập mờ và lẫn lộn. Sự thật vẫn
mãi là sự thật.

Do vậy, tôi nghĩ người tu nên tìm cách tu để tìm thấy nguồn-gốc của mọi sự,

nhìn vào cách mọi sự khởi sự từ trong tâm. Chỉ cần làm vậy thôi, không cần tu đủ
thứ.

Sinh, già, bệnh, chết: chỉ là vậy, nhưng đó là quy luật thế gian, quy luật bao

trùm vũ trụ. Vậy nên nhìn thấy rõ sự thật đó và hiểu biết những sự thật đó. Nếu
các thầy hiểu biết những lẽ thực đó, các thầy có khả năng buông bỏ. Được, mất,
vinh, nhục, sướng, khổ, khen, chê (tám cảnh thế gian)—các thầy có thể buông bỏ
chúng, bởi các thầy đã nhận biết chúng đích thực là gì.

Nếu chúng ta đạt đến chỗ ''nhận biết sự thật'' [chứng ngộ] thì chúng ta không

còn phức tạp, không còn khó chịu hay chấp nê với mọi người, sống vui lòng với
thức ăn chỗ ở và những thứ đạm bạc giản dị; ăn nói chan hòa và không chấp nê
trong hành động. Vì không còn khó khăn và phiền não nào nên chúng ta sống thư
thái nhẹ nhàng. Ai tu thiền và chứng được cái tâm tĩnh lặng như vậy thì sẽ thấy
như vậy, sẽ sống thư thái như vậy.

Hiện giờ chúng ta đang cố gắng tu tập theo cách của Đức Phật và những

thánh đệ tử của Phật. Những người đó đã tu thành giác ngộ, nhưng họ vẫn không
ngừng tu tập trong khi còn sống. Họ sống và làm vì lợi lạc của mình và lợi lạc
của những người khác. Họ đã hoàn thành mọi việc tu hành, nhưng họ vẫn tiếp tục
tu để tìm thấy phúc lành cho mình và cho mọi chúng sinh theo nhiều cách khác
nhau. Tôi nghĩ chúng ta nên lấy họ làm gương mà noi theo tu tập. Tức là, dù đã tu
thành những họ vẫn không tự mãn – đó là bản chất thâm căn của những bậc chân
tu giác ngộ. Họ chẳng bao giờ lơ là nỗ lực. Nỗ lực là cách của họ, là thói quen tự
nhiên của họ. Đó là tính cách của những người tu thiền, những bậc sa-môn, tính
cách của những người chân tu.

Chúng ta có thể ví điều đó với chuyện người giàu và người nghèo. Người

giàu làm ăn rất siêng năng, họ siêng năng làm ăn hơn người nghèo. Người đã
nghèo còn ít chịu siêng làm thì ít cơ hội được giàu. Người giàu có nhiều hiểu biết
và kinh nghiệm về nhiều thứ, do vậy họ duy trì thói quen siêng năng trong tất cả
mọi việc họ làm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.