LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 863

Chỗ này khó tả, tất cả đều đi cùng với nhau. Chúng ta phải tu tập thực sự

mới biết và thấy. Nếu chúng thấy biết rõ những thứ đó thông qua tiến trình tu tập,
thì chúng ta sẽ sống một cách bình thường. Cũng giống như Phật và thánh nhân.
Khi họ đã thấy biết sự thật của mọi gông cùm, họ sống bình thường như những
chúng sinh phàm thường (puthujjana). Họ cũng dùng ngôn ngữ thông thường của
chúng ta. Họ sống bình thường như chúng ta. Họ cũng dùng đủ thứ ngôn ngữ và
quy ước. Họ chỉ khác chúng ta là họ không còn tạo tác những khổ đau trong tâm
của họ nữa. Họ không còn khổ lụy. Đây là điểm khác biệt, họ vượt qua sự khổ
đau, dập tắt khổ đau. Niết-bàn có nghĩa là ''sự dập tắt''. Dập tắt khổ, dập tắt nhiệt
não và đau khổ, dập tắt nghi ngờ và bất an.

Không nên nghi ngờ về sự tu tập. Khi nào có nghi ngờ về điều gì, đừng nghi

ngờ về sự nghi ngờ đó—hãy nhìn thẳng vào nó và dập tắt nó.

Ngay từ đầu, chúng ta tu tập để làm tĩnh dịu cái tâm. Việc này có thể khó

làm. Các thầy phải tìm một cách thiền phù hợp với tính khí của mình. Có vậy thì
mới dễ thiền tập và đạt định. Đúng là Đức Phật đã dạy chúng ta phải quay lại
chính mình, tự nhận trách nhiệm và nhìn vào chính mình.

Quá nhiệt não là sân, giận, tức, hận. Còn quá mát mẻ là sướng, khoái, mê

đắm, mê ly. Quá nóng là thái cực hành khổ. Quá mát là quá theo khoái lạc. Chúng
ta không cần nóng không cần quá mát theo nghĩa đó. Chỉ cần biết rõ nóng và mát.
Chỉ cần biết rõ tất cả mọi thứ khởi sinh. Coi chúng có gây khổ đau cho ta không?
Coi chúng ta có tạo dính chấp với chúng hay không? Chẳng hạn như, giáo lý là:
“sinh là khổ”: nó không chỉ có nghĩa là sinh rồi phải chết và tái sinh kiếp khác.
Điều đó là hiển nhiên, nhưng hơi quá xa xôi. Sự khổ của sinh đang xảy ra ngày
bây giờ. Giáo lý nói rằng sự trở- thành là nhân của (tái) sinh. Sự ''trở thành'' hay
nghiệp hữu (bhava) là gì? Bất cứ thứ gì ta dính vào hoặc coi nó là cái gì thì đó là
sự trở-thành. Khi ta nghĩ hay nhìn thứ gì là ‘ta’ hay ‘của ta’, là của ‘ai’...thì đó là
sự trở thành; bởi vì ta nhìn theo sự ngu mờ và ô nhiễm của chúng ta chứ thực ra
những thứ đó chỉ là thứ quy ước, giả tâm và vô ngã mà thôi. Khi chúng ta chấp
giữ thứ gì là ‘ta’ hay ‘của ta’, nhưng thực sự ta nhìn thấy tất cả chúng đều đang
biến đổi, tâm ta sẽ bị lay dộng. Tâm bị lay động với những phản ứng tiêu cực và
tích cực. Cái cảm nhận về cái ‘ta’ nếm trải sướng và khổ chính là nhân tạo ra sự
(tái) sinh. Khi còn sinh, còn tái sinh thì còn có khổ đi theo. Già là khổ, bệnh là
khổ, chết là khổ. Từ sự sinh, tất cả khổ đau đi theo liền một dây.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.