của cái ‘ta’ hay cái ‘của ta’ hay không. Sự dính chấp đó chính là con sâu, và
chính đó là nhân tạo nên sự (tái) sinh.
Sự dính chấp nằm ở đâu? Dính chấp vào sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý
nghĩ, và tâm thức [sắc, thọ, tưởng, hành thức—năm uẩn], chúng ta dính theo
sướng và khổ, và chúng ta bị u tối vô minh và nhận lãnh sự sinh. Điều đó [sự vô
minh, sự trở thành, sự sinh] xảy ra ngay khi chúng ta có tiếp xúc thông qua các
giác quan. Mắt nhìn những hình sắc và điều đó xảy ra ngay tức thời. Đó là chỗ
Phật muốn chúng ta nhìn vào đó, nhận biết sự trở thành và sinh thành ngay khi
chúng xảy ra thông qua các giác quan của chúng ta. Nếu chúng ta biết rõ về
chúng, chúng ta có thể buông bỏ chúng, cả bên ngoài và bên trong, cả những
giác quan bên trong và những đối tượng bên ngoài. Đó là điều có thể nhìn thấy
ngay trong hiện tại. Đó [sự trở thành, sự sinh] không phải là thứ xảy ra sau khi
chúng ta chết. Đó chính là mắt đang nhìn thấy hình sắc ngay bây giờ, tai đang
nghe âm thanh ngay bây giờ, mũi đang ngửi mùi hương ngay bây giờ, lưỡi đang
nếm mùi vị ngay bây giờ. Các thầy có đang dính sự sinh nào với chúng ngay bây
giờ hay không? Hãy tỉnh giác và nhận biết sự sinh ngay khi nó đang xảy ra bây
giờ. Làm được như vậy thì tốt hơn.
Để làm được việc đó cần có trí tuệ để liên tục áp dụng sự chú tâm chánh
niệm và sự hiểu biết rõ ràng. Rồi dần dần ta sẽ ý thức tỉnh giác về chính mình và
biết rõ ta có đang đi dưới tiến trình trở-thành và sinh-thành [nghiệp hữu và tái
sinh] hay không. Không cần phải đi hỏi thầy bói.
Tôi có một đạo hữu ở miền trung Thái Lan. Hồi xưa chúng tôi cùng sống tu
với nhau, nhưng sau đó chúng tôi đi theo hướng khác nhau. Thầy ấy tu bốn nền
tảng chánh niệm, tụng kinh, và giảng giải về kinh. Nhưng thầy ấy chưa dứt giạc
hết những nghi ngờ của mình. Thầy ấy đến chào tôi và thưa rằng: ''Thưa Thầy, tôi
thật mừng khi gặp lại thầy!''. Thấy thầy ấy hân hoan tôi mới hỏi thầy ấy tại sao.
Thầy ấy kể thầy ấy đã đến ngôi đền chùa nào đó có nhiều người đến đó để coi bói
tiên tri. Thầy ấy cầm bức tượng Phật và nói: ''Nếu tôi đã chứng đạt đến trạng thái
trong sạch vô nhiễm thì tôi có thể nâng bức tượng này lên. Nếu tôi chưa chứng
đắc như vậy, tôi sẽ không thể nâng tượng này lên''. Và thầy ấy đã nâng được bức
tượng đó lên, điều đó làm thầy ấy sung sướng. Chỉ một hành động nhỏ như vậy,
chẳng dựa vào cơ sở gì, nhưng điều đó cũng lớn lao với thầy ấy và khiến thầy ấy
nghĩ mình đã thanh tịnh vô nhiễm. Vì vậy, thầy ấy đã cho khắc chữ lên bức