LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 867

Nếu ta biết tu để có trí tuệ để ngừng diệt mọi thứ, và có thể tự mình chứng minh
điều đó, thì người khác có nói ngã nói nghiêng ta vẫn không bị lãng tâm.

Vì vậy, các thầy đừng để mình lạc lối trong nghi ngờ. Đừng dính chấp theo

những ý kiến quan điểm của mình. Cũng đừng dính chấp theo quan điểm ý kiến
của người khác. Cứ trụ ở giữa, cứ trung dung theo trung đạo, trí tuệ sẽ khởi sinh
ngay đó...một cách đúng đắn và trọn vẹn. Tôi thường lấy ví dụ về sự dính chấp
của chúng ta ở nơi ở. Ví dụ, có mái nhà và nền nhà, có lầu trên và lầu dưới. Khi
ta bước xuống, ta thấy lầu dưới. Khi ta đi lên, ta thấy lầu trên. Còn khoảng không
ở giữa ta không thấy. Điều đó có nghĩa là không nhìn thấy Niết-bàn.

Chúng ta nhìn thấy hình sắc của mọi thứ, nhưng không nhìn thấy sự dính

chấp: sự dính chấp vào lầu trên và lầu dưới. Đó chính là sự trở thành và sự sinh.
Chúng ta sống liên tục trở thành thứ gì đó, trong từng giây khắc. Chỗ trống
không có sự trở thành là chỗ trống không. Khi chúng ta cố nói cho người khác về
chỗ trống không đó thì họ chỉ biết đại khái đó là chỗ “không có gì ở đó”. Nhưng
chỗ trống không vẫn có ở đó, cho dù ai có đi xuống hay đi lên. Chân pháp
(saccadhamma) giống như chỗ đó, nó không đi đâu cả, không biến đổi gì cả. Khi
chúng ta nói ''không trở thành'' thì đó là chỗ khoảng không ở giữa, nó không bị
đánh dấu hay nhận dạng bằng bất cứ quy ước gì, không phải cái thấp cái cao.
không phải lầu trên lầu dưới. Nó là không thể tả được.

Ví dụ, thời bây giờ có ít nhiều thanh niên quan tâm đến Phật Pháp muốn biết

Niết-bàn là gì. Nó giống thứ gì? Nhưng nếu các thầy chỉ họ đó là chỗ “không có
sự trở thành”, thì họ không muốn đi đến đó đâu. Họ bước lui lại liền. Niết-bàn đó
là chỗ ngừng diệt, đó là sự bình an, nhưng họ muốn biết ở đó họ sẽ sống ra sao,
ăn cái gì và vui sướng cái gì ở chỗ đó. Người đời cứ vậy đó, bởi vậy nên chẳng
bao giờ có sự kết thúc. Những câu hỏi thực sự đối với những ai muốn tìm hiểu sự
thật là những câu hỏi về cách tu tập.

Có một du sĩ (ājīvaka) đến gặp Phật. Ông ta hỏi Phật: ''Ai là thầy của ngài?''.

Phật trả lời: ''Tôi giác ngộ bằng nỗ lực tự thân. Tôi không có thầy nào hết''.
Nhưng câu trả lời đó là ngoài tầm hiểu biết của vị du sĩ đó, nên ổng không tin
Phật và lắc đầu bỏ đi. Câu trả lời quá thẳng thắn. Tâm của người ta lúc đó còn
đang trôi giạt đủ nẻo. Ngay cả vị ấy có hỏi cả ngày cả đêm thì cũng không cách
nào vị ấy hiểu. Tâm của bậc giác ngộ thì bất động, tâm của người thường thì luôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.