LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 866

tượng: ''Tôi đã nâng được tượng Phật này và như vậy tôi đã chứng đắc trạng thái
tinh khiết vô nhiễm''.

Thực ra người tu hành theo giáo pháp chẳng ai làm như vậy. Thầy ấy không

nhìn thấy chính mình chút nào. Thầy ấy chỉ lo nhìn bên ngoài và nhìn thấy mấy
thứ bên ngoài làm bằng đá sỏi và xi-măng. Thầy ấy không nhìn thấy những ý
hành và những động vọng trong tâm của mình ngay trong giây phút hiện tại. Khi
sự thiền tập của chúng ta nhìn vào bên trong tâm thì chúng ta sẽ không có nghi
ngờ. Đây là cách tôi nhìn thấy: sự tu tập của chúng ta có thể tốt, nhưng đâu ai có
thể xác minh điều đó cho ta. Như phần sảnh có mái tháp mà chúng ta đang ngồi
bên trong. Nó đã được xây dựng bởi một người mới học lớp 4. Người đó làm
tuyệt vời, nhưng người đó chẳng có tên tuổi gì cả. Người đó không thể bảo đảm
hay tự xác minh về mình, không thể tự chứng minh mình có trình độ như một
kiến trúc sư có ăn học bài bản ở trường lớp, nhưng người ấy vẫn có thể xây tuyệt
vời như vậy. Cái sự thật rốt ráo hay chân đế (saccadhamma) cũng giống như vậy.
Dù chúng ta không học hỏi nhiều kinh sách hay hiểu biết nhiều giảng luận, nhưng
chúng ta vẫn có thể nhận biết sự khổ, nhận biết những nhân đưa đến khổ, và
chúng ta có thể trừ bỏ chúng. Chúng ta không cần điều nghiên tra học hết các
kinh sách và giảng luận. Chúng ta chỉ cần nhìn vào tâm của chúng ta, nhìn vào
những vấn đề của tâm.

Đừng làm rối mù việc tu tập của mình, đừng tu kiểu búa xua. Đừng tạo ra

một đống nghi ngờ cho chính mình. Khi có nghi ngờ, kiểm soát nó bằng cách coi
nó chỉ là như-nó-là, và buông bỏ nó ngay. Đúng thực vậy, nó chẳng là gì. Chúng
ta tạo ra cái cảm giác như có cái gì đó, nhưng đích thực chẳng có gì cả--mọi thứ
là vô chủ thể, mọi thứ không thực là ‘cái gì’ cả--mọi thứ đều vô ngã (anattā). Cái
tâm nghi ngờ của chúng ta nghĩ rằng có cái gì đó, hình như có một chủ thể, một
thực thể, hay một bản ngã (attā). Nếu cứ nghĩ vậy thì sự thiền tập sẽ bị khó, bởi
người thiền cứ nghĩ mình tu để đắc đạt cái gì đó và trở thành cái gì đó. Hiện thời
các thầy có đang thiền tập để đắc đạt và trở thành cái gì đó phải không? Đó có
phải là cách đúng đắn không? Không, đó chỉ là biểu hiện của dục vọng (tanhā)
mong cầu chứng đắc gì gì đó hoặc trở thành gì gì đó. Tu với tham vọng như vậy
thì không có kết cục bằng trí tuệ.

Ở đây chúng ta đang nói về sự chấm-dứt, sự ngừng-diệt. Mọi thứ đều ngừng

diệt nhờ vào sự hiểu biết, chứ không phải ngừng diệt khi còn trạng thái vô minh.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.