LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 860

Nhiều chỗ chỉ bàn về thiền tuệ minh sát (vipassanā). Tôi thấy mấy chuyện này cứ
lẫn lộn hoài. Ai tu thiền định thì luôn đề cao trạng thái định (samādhi). Nhưng
định chỉ để làm cho cái tâm được tĩnh lặng để tâm có thể nhìn thấy những sự thật
của sự sống mà chúng ta đã nói lúc nãy.

Nhiều hay nói như vầy: ''Tôi không cần tu định nhiều. Cái chén này trước

sau gì cũng bể. Tôi biết vậy là đủ rồi, đúng không? Biết nhiêu đó có đủ tu không?
Tôi không thành thục lắm trong việc tu định, nhưng tôi đủ hiểu biết để biết rằng
cái chén phải hư bể một ngày nào đó trong tương lai. Dù tôi đã biết vậy và cố giữ
nó cẩn thận, nhưng tôi biết không sớm thì muộn nó cũng hư bể, vì vậy khi nó bể
tôi không thấy khổ. Cách nhìn của tôi như vậy là đúng, phải không? Tôi không
cần phải tu tập nhiều định samādhi, bởi tôi đã có đủ sự hiểu biết (về lẽ vô
thường) như vậy. Các bạn tu định samādhi chỉ để phát triển loại hiểu biết đó. Sau
khi ngồi thiền định nhiều, các bạn sẽ đạt đến cách nhìn đó. Nhưng tôi không cần
thiền định nhiều, tôi đã hiểu biết chắc rằng trước sau gì cái chén cũng hư bể, đó là
đường lối của mọi thứ''.

Đây là câu hỏi dành cho những người tu như chúng ta. Thời bây giờ có

nhiều sư thầy dạy những phương pháp tu thiền khác nhau. Điều đó có thể làm rối
trí nhiều người tu. Nhưng điểm chính yếu là tu làm sao để có khả năng nhận thấy
sự thật, có khả năng nhìn thấy mọi sự đúng như chúng là, và nhờ đó có thể thoát
khỏi nghi ngờ.

Theo tôi thấy, một khi chúng ta có sự hiểu biết đúng đắn (chánh tri kiến),

tâm sẽ nghe theo chỉ thị của ta. Chỉ thị của ta là gì? Chỉ thị của ta là lẽ vô-thường,
anicca, là biết mọi thứ đều là vô thường. Mọi sự sẽ ngừng lại ở đây khi chúng
ta nhìn thấy rõ ràng, và đó chính là nguyên nhân giúp chúng ta buông bỏ. Rồi sau
đó chúng ta để yên cho mọi thứ diễn ra theo lẽ tự nhiên của chúng. Nếu có sự gì
xảy ra, chúng ta an trú trong sự bình tâm, buông xả; và khi có điều gì xảy đến,
chúng ta quán xét: nó có làm ta khổ đau không? Ta có đang nắm giữ hay dính
chấp vào nó không? Có gì trong đó không, thực sự đó là gì? Đây là cách quán xét
hỗ trợ và duy trì việc tu tập của chúng ta. Nếu các thầy tu tập đạt đến điểm này,
tôi nghĩ mọi người trong chúng ta sẽ chứng ngộ sự bình yên đích thực.

Dù chúng ta có nói ta đang tu thiền quán minh sát (vipassanā) hay thiền định

(samatha) gì gì thì việc tu phải dẫn đến điểm đó, nếu không thì không phải là tu
thiền. Nhưng thời bây giờ nhiều người cứ bàn luận về những ‘pháp môn’ thiền

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.