LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 870

lại ''Không, không phải'', thì chúng ta cũng đâu cần xía vào. Chúng ta đang nhắm
đến sự thật tột cùng, có nghĩa là chúng ta đang ngồi với sự tỉnh giác trọn vẹn. Sự
thật tột cùng bao trùm mọi thứ. Dù đang ngồi dưới gốc cây Bồ Đề hay đang làm
gì trong tư thế nào, điều đó không thành vấn đề. Mấy người bày phân tích này nọ
cho có vẻ trí thức thôi. Người này cho là vầy, người kia nói khác. Ai cũng có
cách nhìn riêng của mình, chúng ta không cần xía hay cãi với mấy lời nhận định
đó.

Phật niết-bàn ở chỗ nào? Niết-bàn có nghĩa là ngừng diệt hết, không còn gì,

dứt sạch. Sự dứt sạch có được nhờ sự hiểu biết - đó là sự hiểu biết về cách mọi sự
đúng như chúng thực là. Đó là cách mọi sự (trong tâm) đi đến ngừng diệt, và đó
chính là sự thật tuyệt đối (paramatthadhamma). Có nhiều cách giảng giải, tùy
theo mức độ quy ước và mức độ giải thoát. Thông thường vẫn có những sự thật,
nhưng đó là sự thật tương đối theo quy ước, khác với sự thật tuyệt đối. Ví dụ khi
ta nói anh là một ‘người’ thì đó chỉ là quy ước. Phật nói đó không phải vậy, đó
không phải là một ‘người’ hay một ‘cái gì cố định’ cả, đó chỉ là một đống năm
uẩn kết hợp giả tạm. Do vậy chúng ta cần phải tóm lược những cách nói khác
nhau theo mức độ quy ước và mức độ giải thoát khác nhau.

Chúng giải thích như vầy: trước kia chúng ta là một đứa trẻ con. Giờ chúng

ta là người lớn. Vậy ta là cùng một người với đứa trẻ trước kia hay người lớn
trước đây không? Nếu cùng là một đứa trẻ đó, vậy sao bây giờ trở thành người
già? Con người mới hiện tại là từ người nào ra? Chúng ta cứ nói về người mới,
người cũ, người trẻ, người già, nhưng cách nói đó chẳng đi đến đâu. Đó chỉ là
cách giải thích trong giới hạn của các ngôn ngữ và quy ước mà thôi. Theo quy
ước thì hễ có gì ‘to’ thì có ‘nhỏ’. Có nhỏ là có to, chúng ta luôn dùng sự so sánh
đối đãi để miêu tả về sự thật. Chúng ta có thể nói về sự to và nhỏ, già và trẻ
nhưng thực sự chẳng có thứ nào như vậy theo nghĩa tuyệt đối. Thực ra chúng ta
không thể nào nói ai hay thứ gì là to hay nhỏ. Bậc thánh trí không chấp nhận cách
mô tả đó là thực. Nhưng người phàm nghe thánh nhân nói vậy thì không chấp
nhận, bởi người phàm đang dính theo những khái niệm to và nhỏ, già và trẻ... rồi.

Chúng ta trồng một chồi cay và quan sát nó. Sau một năm nó cao một thước.

Sau một năm nữa nó cao hai thước. Nó là cùng một cây đầu hay là cây khác? Nếu
là cây khác, tại sao nó lớn lên từ cây nhỏ ban đầu kia mà? Theo cách nhìn của bậc
giác ngộ thì không có cây cũ và cây mới, không có cây nhỏ và cây lớn. Một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.