nhau của tâm. Nếu chỉ có ý chí được toại nguyện thì chưa chắc ta hiểu biết điều
gì là đúng hay sai. Cái chúng ta hay gọi là tâm có đúng là cái tâm thiệt hay
không? Phải có yếu tố điều tra suy xét (vīmamsā) thì mới nhận thức đúng lẽ thực
của mọi sự. Việc điều tra các yếu tố khác với sự nhận thức khôn khéo thì sự tu tập
của chúng ta sẽ đi đúng đắn và chúng ta sẽ có thể nhìn thấy Giáo Pháp.
Nhưng giáo lý suông chẳng mang lại nhiều ích lợi gì nếu chúng ta không
thiền tập. Chúng ta đâu thực sự tự thân thấy biết cái gì là cái gì. Những yếu tố nói
trên luôn luôn có trong tâm của những người tu tập thực thụ. Nhờ đó nên thậm
chí lúc họ bị lạc đường sai lối, họ sẽ tỉnh giác biết rõ điều đó và có khả năng
chỉnh sửa nó. Nhờ đó con đường đạo của họ được liên tục đúng đắn.
Người ta nhìn vào quý vị và cảm nhận cách sống của quý vị, sự quan tâm
Giáo Pháp của quý vị, có người không nói gì. Có người thì nói rằng nếu quý vị
muốn tu quý vị phải nên xuất gia thành tăng hay ni. Thực ra việc xuất gia vô chùa
không phải là điểm mấu chốt quan trọng. Điều quan trọng là cách tu của mình.
Như đã nói nhiều lần, mỗi người phải tự làm chứng nhân cho chính mình. Đừng
lấy người khác chứng minh cho mình. Có nghĩa là ta phải tự tu học để tự tin
tưởng vào chính mình. Vậy mới không bị thiệt hại trong tu tập. Có người nghĩ
quý vị điên khùng đi đi làm những việc tu hành, chúng ta không cần để ý mấy
người đó. Họ chẳng biết Giáo Pháp là gì hết.
Lời nói của người khác không đo lường sự tu tập của mình. Và người giác
ngộ Giáo Pháp là nhờ tự thân tu tập đúng đắn chứ không phải nhờ vào lời nói của
người ngoài. Ý tôi ở đây là Giáo Pháp đích thực. Những giáo lý do người khác
hay sư phụ nói chỉ là sự chỉ đường, đó không phải là sự hiểu biết thực sự. Khi
người tu gặp được Giáo Pháp, họ giác ngộ nó một cách đặc biệt ngay bên trong
tâm của họ. Do đó Phật đã nói: ''Như Lai chỉ là người chỉ đường''. (Còn mỗi
người phải tự mình tu tập để tự mình giác ngộ ngay trong tâm mình). Khi có ai
xuất gia đến chùa thọ giới, tôi hay nói với họ: ''Trách nhiệm của chúng tôi chỉ
gồm có phần này: thầy giáo thọ (ācariya) đã tụng phần kinh. Tôi đã hợp thức hóa
sự Xuất Gia cho quý vị, quý vị đọc lời thệ nguyện. Vậy là xong. Phần còn lại là
của quý vị, quý vị phải tự mình tu tập một cách đúng đắn''.
Những giáo lý có thể rất sâu sắc, nhưng người nghe có thể không hiểu.
Nhưng không sao. Đừng bị rối trí về sự sâu sắc của giáo lý hay vì thiếu hiểu biết
giáo lý. Cứ thực hành tu tập một cách tận tâm và ta có thể đi thẳng đến sự hiểu