LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 888

trách họ biết sự nguy hại trong đó. Họ biết nếu dính theo những điều khen chê thì
dẫn đến những hậu quả xấu (cho tâm). Khen hay chê gì cũng là nguy hại nếu
chúng ta dính danh theo đó và cố chấp những lời khen tiếng chê đó.

Khi chúng ta có được loại ý thức tỉnh giác như vậy, chúng ta biết rõ những

hiện tượng khi chúng xảy ra. Chúng ta biết nếu ta tạo tác ràng buộc với các hiện
tượng thì sẽ dẫn đến khổ. Nếu chúng ta không tỉnh giác thì ta luôn chấp tốt chấp
xấu đủ thứ, và khổ sinh ra từ đó. Khi chúng ta chú tâm, chúng ta nhìn thấy sự
nắm chấp đó; chúng ta nhìn thấy cách chúng ta dính chấp thứ tốt và thứ xấu. Ta
dùng sự tỉnh giác để nhìn xem sự nắm chấp từ trước giờ trong tâm, nhìn thấy sự
sai lầm trong sự nắm chấp đó. Sự nắm chấp đó sai lầm ra sao? Đó là khi ta nắm
chấp mọi thứ thì ta nếm trải sự khổ, khổ vì chấp tốt chấp xấu. Tu một thời gian
sau chúng ta tìm cách buông bỏ hết mọi sự nắm chấp đó và ta sẽ được tự do. Câu
hỏi lại là: ''Ta phải làm sao để được tự do khỏi khổ?''.

Giáo lý Phật giáo nói rằng chúng ta không nên nắm chấp hay nắm chặt bất

cứ thứ gì và bất cứ điều gì. Mới nghe chúng ta thấy khó hiểu. Điều quan trọng là
nắm bắt chứ không nắm chặt hay nắm giữ. Ví dụ, tôi nhìn thấy vật này trước mặt
tôi. Tôi tò mò muốn biết đó là gì, nên tôi nắm nó lên xem: đây là cái đèn pin. Giờ
tôi có thể đặt nó xuống. Đó là nắm chứ không nắm chặt hay nắm giữ luôn. Nếu
biểu chúng ta đừng nắm thứ gì thì ta phải làm sao? Chúng ta sẽ nghĩ nếu không
nắm bắt thứ gì làm sao mà thiền, thiền với đối tượng nào? Như vầy: trước mắt
chúng ta cứ nắm bắt nhưng đừng nắm chặt. Quý vị có thể gọi sự nắm bắt này là
một dạng dục vọng (tanhā), nhưng sau này nó sẽ giúp tâm đạt đến sự hoàn thiện
(pāramī, ba-la-mật). Chẳng hạn như, quý vị đến thăm chùa Wat Pah Pong này;
trước khi đến quý vị phải có tham muốn đi đến, đúng không? Trước phải có
muốn đi thì mới đi chứ? Nếu không muốn đi thì quý vị đâu có đi đến đây. Chúng
ta có thể gọi quý vị đi đến đây vì muốn đến, đó là một dạng dính chấp. Rồi sau đó
quý vị lại về; giờ nó lại giống như sự không còn tham muốn. Lúc đầu muốn đi
đến chùa, còn khi về là không muốn đến chùa, giờ chỉ muốn đi về nhà. Cũng
giống như vì muốn coi vật này là cái gì nên nắm lên coi, sau khi đã thấy nó là cái
đèn pin tôi đặt nó xuống lại. Đây là nắm chứ không phải nắm giữ; hoặc nói đơn
giản hơn, đây chính là sự-biết và sự buông-bỏ-- biết và đặt xuống. Mọi thứ có thể
được gọi là tốt hay xấu, ta chỉ cần biết chúng như vậy và buông bỏ chúng. Chúng
ta tỉnh giác biết rõ mọi hiện tượng (pháp) tốt và xấu, và chúng ta buông bỏ chúng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.