nó ở ngoài, cho nó ăn ở ngoài, cho nó ngủ ở ngoài sân như hầu hết những con
chó ở các xứ Đông Á. Nhưng đôi lúc nó muốn vô nhà cho sướng nên nó cứ đến
lấy chân cào cào cái cửa. Chủ nhà nghe cũng khó chịu nên mở cửa cho nó vô nhà.
Vô nhà được mấy chốc nó muốn ra ngoài cho thoải mái nên lại lấy chân cào cào
cái cửa. Chủ nhà lại bực mình nên thức dậy và mở cửa cho nó ra. Ra ngoài được
mấy chốc nó lại cào cào cửa và sủa sủa đòi vô nhà.
Khi nó ở ngoài nó nghĩ trong nhà tốt hơn nên nó đòi vô nhà. Khi nó ở trong
nhà nó nghĩ bên ngoài thoải mái hơn nên nó đòi ra. Ở trong nhà vui chơi một
chốc nó thấy chán nên đòi ra ngoài chạy nhảy. Ở bên ngoài chạy nhảy một chút
thấy chán nên muốn vô nhà nằm cho sướng. Cái tâm của con người cũng giống
như vậy- giống con chó. Nó cứ liên tục chạy ra, chạy vô, chạy đây, chạy đó,
chẳng bao giờ biết nơi nào là hạnh phúc, chẳng bao giờ thấy hạnh phúc ở nơi nào.
Nếu chúng ta có ý thức tỉnh giác và hiểu rõ về thực trạng này của chúng ta-
tâm chúng ta có thể được ví dụ như con chó đó- thì chúng ta sống thực tế hơn và
đúng đắn hơn. Như vầy: khi những ý nghĩ và cảm giác khởi sinh trong tâm, ta sẽ
nỗ lực kiềm chế chúng, nhận biết rõ chúng chỉ là những ý nghĩ và cảm giác mà
thôi. Nếu dính theo các cảm giác hoặc nắm giữ các ý nghĩ đó thì sẽ bị nguy hại và
dính khổ.
Vậy đó, dù đang sống tu trong chùa chiềng tu viện, chúng ta vẫn ở xa sự tu
tập đúng đắn—còn rất xa. Ở trong chùa mà tu cũng tu sai đường sai cách. Khi đi
ra nước ngoài tôi nhìn thấy nhiều điều. Lần đầu đi, tôi có thêm ít nhiều trí tuệ
hiểu biết. Lần thứ hai hiểu biết thêm ít nhiều nữa. Lần đi đầu tôi ghi chú lại
những điều tôi trải nghiệm trong chuyến đi. Nhưng lần này tôi bỏ không viết nữa.
Tôi nghĩ nếu tôi tiếp tục ghi lại những hoàn cảnh sống ở nước ngoài, liệu những
người ở nhà có chịu nỗi không?
Giống như những người Thái đang sống ở quê nhà và hiện không mấy sung
sướng cho lắm.
Khi người Thái được ra nước ngoài, họ nghĩ chắc họ có phúc
lắm, chắc đã có rất nhiều nghiệp tốt trước kia nên giờ mới được ra nước ngoài.
Nhưng các thầy thử nghĩ lại, đến những xứ xa lạ liệu dân ta có thể cạnh tranh
được với những người bản xứ đã sống bao đời ở đó? Chắc sẽ không ít khó khăn.
Tuy vậy, họ vẫn muốn đi, họ vẫn cảm thấy ra nước ngoài là điều tuyệt vời; và họ
cảm thấy chỉ có những người đã tạo nhiều thiện nghiệp thì mới có thể làm được
điều đó. Những sư thầy người Âu Mỹ cũng được sinh ra ở các xứ Âu Mỹ đó, vậy