có phải họ đã có nhiều thiện nghiệp hơn chúng ta? (Những tu sĩ Âu Mỹ lại đến tu
học ở Thái Lan và họ tìm thấy sự bình an ở đây). Đó chỉ là loại ý nghĩ của những
người còn chấp còn tham, họ dính vào ý nghĩ ‘ở đâu đó sẽ bình an hơn nơi này’.
Đây này là do cái tâm, khi người ta tiếp xúc với trần cảnh bên ngoài tâm họ bị
kích thích. Họ muốn bị kích thích, họ muốn cảm khoái. Nhưng khi tâm bị kích
thích tâm có cảm khoái, thì nó không bình thường. Do họ nhìn thấy những thứ
chưa từng biết trước đó, nên tâm họ dính theo, tâm không còn trong trạng thái
bình thường của nó.
Nếu họ nói về những thứ tiện nghi vật chất và kiến thức hiện đại thì tôi chịu
thua. Nếu họ còn nói về sự hiểu biết của Phật giáo thì tôi còn có điều để nói với
họ. Còn nói về tiện nghi và kiến thức hiện đại, tôi không thể đấu lại họ, họ nói
đời sống và văn minh ở các nước Âu Mỹ là tốt hơn ở Thái, điều đó cũng không
sai, tôi không đấu lại họ; họ đã dính theo thực trạng đó....
Trong thực tế, nhiều người luôn nhiều sự khổ và sự khó, nhưng họ cứ dửng
dưng đi theo vết xe đổ hàng ngày nên càng ngày càng khổ hơn. Đó là những
người không chịu quyết tâm tu tập để đi đến mục tiêu; đó là những người không
nhìn thấy rõ ràng. Sự tu tập không được đều đặn, không ổn định, không được liên
tục. Mỗi ngày có những cảm giác tốt và cảm giác xấu khởi sinh, họ không tỉnh
giác để biết rõ chúng khi chúng đang xảy ra. ''Điều gì tôi khó chịu, tôi dẹp bỏ
ngay. Điều gì dễ chịu, tôi chấp nhận''– đây là cách nhìn tự đại của các Bà-la-môn
thời Đức Phật. Ví dụ, có người rất dễ hòa đồng nếu bạn nói với họ một cách dễ
nghe. Nhưng nếu bạn nói với họ những điều khó nghe thì làm sao họ hòa hợp dễ
chịu với bạn. Đó là quan điểm (ditthi) tự ta tự đại, đó là kiến chấp sai trái, bạn chỉ
làm theo ý riêng của mình. Mấy người Bà-la-môn dính nặng với chủ quan của
mình, họ nghĩ ý kiến của giai cấp họ mới đúng, họ cảm thấy đó mới là chuẩn mực
của đời sống.
Do kiến chấp chủ quan như vậy nên ở đời rất hiếm người chịu đi theo con
đường chánh đạo. Không nói riêng gì chúng ta đang ở trong chùa này, số người
có được chánh kiến (samma-ditthi) là rất hiếm. Chánh kiến là nhìn mọi thứ một
cách đúng đắn theo lẽ thật khác quan, theo đúng Giáo Pháp. Mọi người chỉ đồng
ý nếu ‘mình’ cảm thấy điều đó đúng. Nếu ‘mình’ cảm thấy điều gì là sai thì
không đồng ý. Tất cả đều dựa trên cảm giác của cái ‘mình’, không dựa vào ý kiến
khách quan hay sự hiểu biết theo lẽ thật. Nhiều lúc chúng ta nhìn thấy mọi thứ