LẼ SINH DIỆT, LÝ TU HÀNH - Trang 906

tâm'' (puggalādhitthāna). Làm Phật Duyên Giác, vị đó sống vô tư và không chỉ
dạy cho ai hết. Không có nhiều ích lợi từ quả vị đó. Nhưng nếu ai có khả năng
truyền dạy cho người khác thì người đó sẽ thị hiện như một vị Phật Toàn Trí.

Đó chỉ là những ẩn dụ.

Đừng là gì cả! Đừng là bất cứ ai! Làm Phật cũng là gánh nặng. Làm Phật

Duyên Giác cũng là gánh nặng. Làm ''Tôi là Tỳ kheo Sumedho'', làm ''Tôi là Tỳ
kheo Ānando''... Tất cả cách đó đều là khổ, bởi các thầy còn tin mình hiện hữu
như vị Phật này, như một Tỳ kheo kia. ''Sumedho'' chỉ là hiện hữu do quy ước, đó
chỉ là quy ước. Các thầy có hiểu không?

Nếu các thầy tin ‘mình’ thực sự tồn tại thì cách đó sẽ mang lại khổ. Nếu có

Sumedho, thì khi có ai chửi thầy Sumedho sẽ nổi giận. Thầy Ānando nổi giận.
Đó là điều sẽ xảy ra nếu các thầy cứ coi cái ‘ta’ hay mọi thứ là thực.

Ānando và Sumedho lại dính líu và các thầy lại tranh đấu vì cái ‘ta’ gì gì đó.

Nếu không có Ānando hoặc không có Sumedho, thì không có ai ở đó- chẳng có
‘ai’ trả lời điện thoại cả. Chuông reng reng- không ai bắt máy cả. Vậy là các thầy
không trở thành gì cả. Không ai là gì cả, và vậy là không có khổ nào cả.

Nếu chúng ta coi mình là gì hay là ‘ai’ thì mỗi lần chuông điện thoại reng ta

bắt máy và dính líu theo nó. Làm cách nào để thoát khỏi sự dính líu đó? Chúng ta
cần nhìn rõ vào chỗ này và phát triển trí tuệ; để không còn có ‘ai’ cả- không còn
Ānando hay Sumedho bắt điện thoại. Nếu các thầy còn là Ānando hoặc Sumedho
đến bắt điện thoại, thì các thầy còn dính khổ. Vì vậy, đừng là ‘ai’ cả, đừng là
Sumedho. Đừng là Ānando. Chỉ nhận biết những cái tên đó ở mức độ quy ước.

Nếu có ai khen mình tốt, đừng là vậy. Đừng nghĩ ''ta tốt''. Nếu có ai chê

mình xấu, đừng nghĩ ''ta xấu''. Đừng cố là gì cả. Chỉ cần biết cái đang diễn ra.
Chỉ cần tỉnh giác biết rõ mọi sự đang diễn ra. Đó chính là sự hiểu biết.
Nhưng
cũng đừng dính chấp vào sự hiểu biết đó.

Người ta không làm được vậy. Họ không hiểu như vậy nghĩa là gì. Khi họ

nghe vậy, họ rối trí và không biết tu cách nào. Trước đây tôi đã từng dùng ví dụ
lầu trên và lầu dưới. Khi đi xuống lầu, ta ở lầu dưới và nhìn thấy lầu dưới. Khi đi
lên lầu, ta ở lầu trên và nhìn thấy lầu trên. Còn cái không gian giữa hai lầu ta
không thấy—cái ở giữa thường không nhìn. Có nghĩa là không nhìn thấy Niết-
bàn. Chúng ta nhìn thấy những hình sắc hiện vật, nhưng ta không nhìn thấy sự

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.